Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho , khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính:

  • Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở ngưởi trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường là do vi- rút, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mãn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mãn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..), và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản


Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm phát triển viêm phế quản
Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm phát triển viêm phế quản

Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản:

  • Khói thuốc lá: đây được coi là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
  • Sức đề kháng kém: khi cơ thể bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác, ví dụ như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: nếu bạn thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi, khả năng cao bạn sẽ bị mắc viêm phế quản. Chẳng hạn như dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.
  • Trào ngược dạ dày: sự lặp đi lặp lại các cơn ợ nóng , ợ chua có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.

4. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở những người bị mắc viêm phế quản bao gồm:

  • Ho
  • Khạc đờm, có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu.
  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Khó thở hoặc tức ngực

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể bị đau nhức, thêm vào đó, các cơn ho sẽ dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Đối với viêm phế quản mãn tính có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ. Vào thời điểm này, các triệu chứng ho và một số triệu chứng khác có thể tiến triển xấu đi, nguy cơ cao bạn sẽ bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu viêm phế quản mãn tính.

5. Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?


Bạn nên tới khám bác sĩ nếu những cơn ho kéo dài hơn 3 tuần
Bạn nên tới khám bác sĩ nếu những cơn ho kéo dài hơn 3 tuần

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần
  • Khó ngủ
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Ho có đờm nhầy lẫn máu
  • Khó thở, tức ngực.

6. Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Có thể chẩn đoán được viêm phế quản cấp tính thông qua việc xem xét mức độ phát triển của các triệu chứng và khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh, từ đó có thể phát hiện ra các âm thanh bất thường khác ở trong phổi.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi.
  • Đo phế dung: đây là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi của bạn. Nó đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.
  • Xét nghiệm đờm: xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm vi rút trong đờm không.
  • Xét nghiệm máu: gợi ý nhiễm trùng nếu bạch cầu tăng, gợi ý virus nếu bạch cầu không tăng, xem xét các yếu tố viêm và các chỉ điểm quan trọng khác.

7. Phương pháp điều trị viêm phế quản


Trường hợp viêm phế quản cấp tính, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng
Trường hợp viêm phế quản cấp tính, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng

Đối với các trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng bệnh nhân.
  • Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.
  • Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.

Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.

8. Các cách giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Uống nhiều nước
  • Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi
  • Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe
  • Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.

Bệnh viêm phế quản cũng như các bệnh về đường hô hấp được khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tại bệnh viện Vinmec. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG

  • Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản
  • Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng
Thông phế Phúc Hưng

Thành phần: Cho 250ml chế phẩm

  • Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
  • Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
  • Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
  • Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
  • Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
  • Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
  • Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
  • Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
  • Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
  • Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
  • Tá dược vừa đủ 250ml.

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
  • Giúp đường hô hấp thông thoáng.

Cách dùng - Liều dùng

Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:

CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Chi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html

(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe