Các nguyên nhân gây khó thở

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội hô hấp.

Khó thở không phải là bệnh mà nó là triệu chứng bệnh phổ biến liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện này tồn tại dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính. Việc tìm hiểu nguyên nhân khó thở sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.

1. Viêm phổi

Viêm phổi đại diện cho một dạng nhiễm trùng phổi. Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể là nguyên nhân gây bệnh. Viêm phổi có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng người bệnh. Trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đều có khả năng gặp phải tình trạng nặng hơn. Những người hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia có nguy cơ cao bị viêm phổi.

Các triệu chứng viêm phổi bao gồm ho, khó thở, sốt, thở dốc, mệt mỏi, đau ngực, buồn nôn và tiêu chảy. Cùng với đó là các biến chứng như áp xe phổi, vi khuẩn trong máu, hoặc tụ dịch màng phổi.

2. Hen suyễn

Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở. Việc đường dẫn khí bị viêm gây ra tình trạng chất nhầy được sản sinh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hen có thể được phân loại là không liên tục, nhẹ, liên tục hoặc nghiêm trọng.

Các triệu chứng bao gồm ho, khó thở, thở khò khè và hơi thở gấp. Không có cách nào để hoàn toàn điều trị hen suyễn nhưng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc.


Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở
Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD là một dạng tiến triển của bệnh phổi. COPD khiến cho không khí vào và ra khỏi phổi trở nên khó khăn.

Các triệu chứng của COPD có thể bao gồm ho với lượng lớn chất nhầy, hơi thở gấp, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi và giảm cân. Người bị bệnh nặng có thể được chữa trị thông qua các phương pháp giải phẫu làm giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi.

4. Ung thư phổi

Ung thư phổi là việc các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát trong mô phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Có hai loại ung thư phổi chính: Ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư tế bào nhỏ. Tế bào nhỏ là nguyên nhân phần lớn gây ung thư phổi (khoảng 85%), ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô tế bào vảy . Ung thư tuyến tiền cũng nằm trong những dạng phổ biến nhất của bệnh.

Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm khó thở, hơi thở ngắn, ho dai dẳng, thở khò khè, hơi thở gấp, đau ngực, khàn tiếng, ho ra máu, đau xương và sụt cân. Việc điều trị bệnh có thể bao gồm một hoặc nhiều lựa chọn như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

5. Tràn khí màng phổi

Đây là một triệu chứng liên quan đến sự xuất hiện không bình thường của không khí giữa phổi và màng phổi. Tình trạng này gây ra sự suy giảm chức năng một phần hoặc hoàn toàn ở phổi. Tràn khí phổi có thể là do chấn thương ngực (hoại tử hoặc bị đâm), bệnh phổi hoặc do các dụng cụ hỗ trợ hít thở. Những người hút thuốc lá và những người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) có nguy cơ gặp phải tình trạng tràn khí màng phổi.

Các triệu chứng của tràn khí màng phổi có thể bao gồm hơi thở ngắn, đổ mồ hôi nhiều và đau ngực đột ngột. Các cá nhân được chẩn đoán tràn khí màng phổi nên tránh đi máy bay hoặc lặn sâu cho đến khi hết bệnh.

6. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi chỉ tình trạng trong phổi có máu đông và gây tắc nghẽn động mạch phổi. Nguyên nhân chính của tắc mạch phổi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cho sự phát triển bệnh tắc mạch phổi bao gồm ung thư, gãy xương hông hoặc chân, béo phì.

Các triệu chứng nghẽn mạch phổi có thể bao gồm hơi thở ngắn, lo lắng, đau ngực, ho ra máu và sưng tấy bắp chân. Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và được xem là trường hợp nguy hiểm.

7. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân nổi bật gây khó thở khi nồng độ hemoglobin xuống thấp hơn 8-10 g/dl. Nếu hemoglobin tiếp tục hạ thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt. Sự liên quan này rõ nét nhất trong tình trạng thiếu máu cấp. Nhiều cơ chế bù trừ sẽ khiến cảm giác khó thở của bệnh nhân thiếu máu mạn bớt rõ ràng hơn.

Thiếu máu là do thiếu hụt các tế bào hồng cầu bình thường trong máu. Việc chảy, giảm sản xuất máu có thể gây ra sự thiếu hụt hồng cầu. Chức năng của các tế bào hồng cầu là mang oxy đến các tế bào và các mô của cơ thể. Tác dụng của chứng thiếu máu có thể từ nhẹ đến nặng. Thiếu máu do thiếu sắt là loại phổ biến nhất.

Triệu chứng thiếu máu có thể bao gồm khó thở, hơi thở ngắn, mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt và đau ngực. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm chảy máu, suy dinh dưỡng, thiếu chất sắt, bệnh thận và rối loạn di truyền. Thiếu máu có thể điều trị dễ dàng, nhưng cũng gây tử vong nếu không được quan tâm đúng mức.


Nếu hemoglobin trong máu càng thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt
Nếu hemoglobin trong máu càng thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt

8. Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân nổi bật gây khó thở. Trong nhiều trường hợp, bệnh nền khá rõ rệt như trong phù phổi hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Ở những tình huống khác, nguyên nhân có thể sẽ ít rõ ràng hơn, như đối với trường hợp thông liên nhĩ hoặc hẹp 2 lá giai đoạn đầu. Đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành có thể biểu hiện bằng những đợt khó thở gián đoạn không kèm theo đau ngực.

Suy tim mạn là một nguyên nhân phức tạp gây khó thở, do các than phiền của người bệnh thường chậm kết thúc ngay cả sau khi đã được điều trị tương đối đầy đủ. Trong những trường hợp này, người thầy thuốc cần đánh giá lại hiệu quả điều trị và tìm thêm những nguyên nhân khác như thiếu máu hoặc nhồi máu phổi. Khó thở là một trong các triệu chứng của bệnh nhân suy tim mạn.

9. Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát là một dạng bệnh về tinh thần. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng hoặc lo âu liên tục và thường xuyên cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các bệnh nhân khó thở do căn nguyên tâm lý thường biểu lộ sự lo âu căng thẳng cùng các triệu chứng tăng thông khí và than phiền về thị giác, chóng mặt, ngất xỉu, tê, châm chích quanh miệng và các ngón tay. Các triệu chứng của rối loạn lo âu tổng quát có thể là lo lắng quá mức, hơi thở gấp, khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

10. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi, hay còn được gọi là viêm phổi, chỉ tình trạng có màng đôi lót bên trong khoang ngực và xung quanh phổi. Các nguyên nhân gây viêm màng phổi khác bao gồm nhiễm trùng, ung thư, suy tim sung huyết, nghẽn mạch phổi, một số loại thuốc nhất định, tràn khí màng phổi và các bệnh tự miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, lupus).

Một biến chứng thường gặp là sự tích tụ dịch dư thừa giữa các lớp màng phổi, được gọi là tràn dịch màng phổi. Triệu chứng chính của bệnh viêm màng phổi là khó thở, đau ngực khi thở, hụt hơi, ho, sốt, đau vai hoặc lưng.

11. U hạt

U hạt là tình trạng phát triển của các cụm tế bào viêm trong nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể người. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đâu nhưng thường tác động đến phổi. Vẫn chưa có nguyên nhân của u hạt nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng đó có thể là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể với chất lạ. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển u hạt bao gồm bệnh nhân thuộc giới tính nữ, tiền sử bệnh của gia đình.

Các triệu chứng của u hạt là ho, khó thở, hơi thở gấp, thở khò khè, sốt, mệt mỏi, giảm cân, đau khớp, phát ban da, đau ngực, động kinh và mất thị giác.

12. Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm rất mạnh, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi. Các trường hợp mắc bệnh lao có thể gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, hơi thở gấp, ho ra máu, đổ mồ hôi vào ban đêm và giảm cân.

Những tác nhân gây ra các bệnh ở đường hô hấp luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong việc hô hấp, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất khi xử lý các trường hợp bệnh lý tim phổi. Triệu chứng này hoàn toàn chủ quan và hay thay đổi. Bằng một phương pháp tiếp cận tinh tế, từng bước, bắt đầu từ việc khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng cùng các xét nghiệm phù hợp để kiểm tra sẽ đưa đến chẩn đoán chính xác trong đa số trường hợp. Các trường hợp khó thở chưa giải thích được sau những biện pháp đánh giá thường quy cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG

  • Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản
  • Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng
Thông phế Phúc Hưng

Thành phần: Cho 250ml chế phẩm

  • Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
  • Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
  • Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
  • Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
  • Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
  • Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
  • Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
  • Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
  • Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
  • Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
  • Tá dược vừa đủ 250ml.

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
  • Giúp đường hô hấp thông thoáng.

Cách dùng - Liều dùng

Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:

CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Chi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html

(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe