Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thúy Minh - Bác sĩ tâm lý Nhi - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Đôi khi người thân của bạn có biểu hiện khác thường về giao tiếp, hành vi, hay cả trong cuộc việc... Bạn trách móc họ vì họ không thông cảm cho bạn, thậm chí càng lúc họ càng quá đáng hơn, không còn để ý và nói chuyện với bạn nữa. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn vì rất có thể người thân đó của bạn đang có các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn.
1. Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
Bệnh tự kỷ ở người lớn được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ.
Tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng, những hành vi và mức độ suy giảm của chúng, từ việc chỉ là một số khuyết tật nhỏ gây ra những hạn chế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến những biểu hiện suy nhược nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.
Trắc nghiệm: Bài kiểm tra chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của bạn
Chỉ số trí tuệ cảm xúc Emotional Quotient (EQ) là một chỉ số dùng để nói lên trí tưởng tượng, đánh giá và cảm xúc của một con người. Hãy làm bài trắc nghiệm sau để biết chỉ số EQ của bạn là bao nhiêu?
Nguồn tham khảo: webmd.com
2. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh dẫn tới các biểu hiện của bệnh tự kỷ là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả người bệnh tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:
Đối với các mối quan hệ xung quanh, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh niên thể hiện như sau:
- Người tự kỷ gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, cụ thể là về nét mặt của họ thiếu sự biểu cảm, và tư thế cơ thể của họ không được tự nhiên.
- Họ không thể thiết lập tình bạn và hoa đồng với những người cùng trang lứa.
- Người tự kỷ gặp phải khó khăn trong việc quan tâm, hay chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu đạt được với những người khác.
- Thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai. Những người mắc chứng tự kỷ có thể sẽ gặp phải các khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, chẳng hạn như là đau lòng hoặc buồn rầu.
Biểu hiện trong công việc và giao tiếp, các dấu hiệu biểu hiện chứng tự kỷ có thể bao gồm:
- Người mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện.
- Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, những người mắc chứng tự kỷ rất khó khăn để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người đối diện.
- Họ thường rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người bị tự kỷ thường sẽ có biểu hiện lặp lại nhiều lần một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.
- Họ thường gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý mà người khác nói. Ví dụ, một người khi mắc chứng tự kỷ có thể sẽ không hiểu được rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hay hài hước.
Trong hành vi của người mắc chứng tự kỷ có các dấu hiệu cụ thể bao gồm:
- Người mắc chứng tự kỷ chỉ đặt sự tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của các món đồ quen thuộc, chẳng hạn như là bánh xe trên một chiếc xe, thay vì tập trung toàn bộ vào chiếc xe đó.
- Họ tỏ ra quan tâm và lo lắng về một chủ đề nhất định nào đó. Ví dụ, họ có thể bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử, hay kinh doanh thẻ...
- Rập khuôn hành vi một cách máy móc.
3. Phát hiện mới về chứng bệnh tự kỷ ở người lớn
Có một số người bệnh tự kỷ chưa được phát hiện từ nhỏ, mặc dù bệnh tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước lúc bệnh nhân 3 tuổi.
Vì các dấu hiệu cụ thể của bệnh tự kỷ ở người lớn rất đa dạng: từ rất nhẹ, đến vừa, hay là rất nặng nên vì thế các dạng nhẹ thường biểu hiện với việc thanh thiếu niên gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức, thường bị bạn bắt nạt và khó có thể thích nghi với những thay đổi gặp phải trong gia đình và ngoài xã hội.
Có khoảng 20% các trường hợp tự kỷ ở người lớn có trí thông minh bình thường, họ có khả năng nói và học được. Tuy nhiên giọng nói của người tự kỷ thường đơn điệu, giống như là người nước ngoài học nói tiếng Việt. Họ thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, họ thường có rất ít bạn và đặc biệt không thích xã giao.
Còn lại có tới 80% tỷ lệ người lớn bị tự kỷ có kèm theo các tình trạng chậm phát triển về tâm thần, động kinh, hay trầm cảm, hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, việc chẩn đoán tình trạng bệnh lúc này sẽ phức tạp hơn
4. Điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ là một rối loạn tồn tại hầu như suốt đời và rất khó điều trị, kể cả được phát hiện bệnh sớm, ở trường hợp người lớn bệnh càng khó điều trị hơn rất nhiều. Người nhà bệnh nhân có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị.
Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn với sự tư vấn của Bác sĩ Quách Thúy Minh, Đơn nguyên Điều trị kỹ thuật cao bại não tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tại :
Giúp người tự kỷ trưởng thành hòa nhập cuộc sống như thế nào?
Trên đây là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào các bạn có thể tới trực tiếp Bệnh viện ĐKQT Vinmec, chúng tôi luôn sẵn sàng và tư vấn cho các bạn đầy đủ và chính xác. Chúc các bạn khỏe mạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.