Chỉ định và chống chỉ định của ghép tim

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ghép tim là một phẫu thuật thay thế một trái tim bệnh lý bằng một trái tim khỏe mạnh. Ghép tim diễn ra theo một trình tự nhất định, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng của bác sĩ trong chỉ định ghép tim, thực hiện phẫu thuật và khi theo dõi sau ghép.

1. Chỉ định ghép tim

Các chỉ định chính để ghép tim cho bệnh nhân người lớn là bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ (53%) và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (38%). Các chỉ định khác bao gồm: bệnh lý van tim (3%), cấy ghép lại (3%) và các bệnh khác (<1%).

Theo hướng dẫn của ACC/AHA, chỉ định ghép tim tuyệt đối trong trường hợp sau:

  • Sốc tim kháng trị với nội khoa cần bóng đối xung nội động mạch chủ hoặc thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD); Sốc tim cần điều trị thuốc tăng co bóp cơ tim truyền tĩnh mạch liên tục (Dobutamin, milrinone, v.v.); VO2 đỉnh (VO2max) nhỏ hơn 10 mL/kg/phút;
  • Loạn nhịp thất trái tái phát, nguy cơ tử vong cao mặc dù đã cấy máy khử rung, điều trị thuốc chống loạn nhịp, hoặc cắt đốt khử loạn nhịp tim qua Catheter;
  • Đau thắt ngực kháng trị mà không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Chỉ định ghép tim tương đối:

  • VO2 max từ 10 đến 14 ml/kg/phút (hoặc ít hơn 55% dự đoán) và hạn chế nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày;
  • Thiếu máu cơ tim tái phát không thể can thiệp;
  • Cân bằng dịch/chức năng thận không ổn định không phải do bệnh nhân không tuân thủ nội khoa.
Suy tim
Chỉ định ghép tim trong trường hợp bệnh nhân suy tim nặng

2. Chống chỉ định ghép tim

Theo hướng dẫn của ACC/AHA, chống chỉ định ghép tim tuyệt đối bao gồm:

  • Suy thận không hồi phục tiến triển với Cr> 2 hoặc độ thanh thải creatinin <30-50 mL / phút mà không có kế hoạch ghép thận đồng thời;
  • Bệnh gan tiến triển không hồi phục với bilirubin > 2,5 mg/dL, transaminase hơn 2 lần bình thường hoặc xơ gan khi sinh thiết;
  • Bệnh nhu mô phổi tiến triển không hồi phục (FEV1 <1 L/phút);
  • Tăng áp động mạch phổi tiến triển không hồi phục (áp lực tâm thu động mạch phổi> 60 mmHg, sức cản mạch phổi> 4-5 đơn vị Wood mặc dù đã dùng thuốc giãn mạch), nguy cơ suy thất phải cấp ngay sau khi cấy ghép do áp lực sức cản mạch phổi cao;
  • Tiền sử bệnh lý tạng đặc hoặc bệnh lý ác tính huyết học trong vòng 5 năm qua do khả năng tái phát.

Chống chỉ định ghép tim tương đối cho người lớn và trẻ em bao gồm:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi nghiêm trọng;
  • Bệnh mạch máu não nghiêm trọng;
  • Loãng xương nghiêm trọng;
  • Béo phì nặng (BMI> 35 kg/m2) hoặc suy kiệt nặng;
  • Thuyên tắc phổi cấp tính;
  • Nhiễm trùng đang hoạt động (không bao gồm nhiễm trùng liên quan đến LVAD);
  • Tuổi cao (> 70 tuổi);
  • Tâm lý bất ổn (ví dụ, PTSD);
  • Đang hoặc gần đây dùng chất gây nghiện (trong vòng 6 tháng) (rượu, cocaine, opioid, các sản phẩm thuốc lá, v.v.);
  • Đái tháo đường với tổn thương cơ quan đích;
  • Thiếu sự hỗ trợ của xã hội hoặc đủ nguồn lực để điều trị liên tục thuốc ức chế miễn dịch và theo dõi y tế thường xuyên.
  • Dị ứng với kháng thể kháng nguyên bạch cầu người (HLA) có thể gây ra một vấn đề cụ thể và cũng có thể ngăn cản khả năng đủ điều kiện cấy ghép.

Phải nắm rõ các đối tượng cần được chỉ định ghép tim cũng như các trường hợp chống chỉ định. Từ đó kịp thời đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân suy tim nặng, suy tim giai đoạn cuối giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Suy thận
Chống chỉ định ghép tim tuyệt đối với bệnh nhân suy thận nặng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan