......

Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không?

Bệnh mạch vành là bệnh lý hệ tim mạch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy bệnh mạch vành có chữa khỏi được không? Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh mạch vành triệt để vẫn chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn có các biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng và giúp cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

1. Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch vành nuôi dưỡng trái tim ở người, lúc này hệ thống mạch máu này rơi vào tình trạng tắc nghẽn vì các mảng xơ vữa bên trong lòng mạch có nguyên nhân từ mỡ máu Cholesterol, calci hoặc các chất xấu khác gây ra tình trạng tắc mạch. Đây là bệnh lý có nguy cơ gây tử vong cao nên khi có những dấu hiệu nghi ngờ thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh mạch vành đó là cơn đau thắt ngực, ngực có cảm giác đau như bị đè chặt, nhói ở tim, cơn đau lan đến phần cổ và cánh tay, các triệu chứng tiêu hóa kèm theo đó là buồn nôn, khó tiêu đầy bụng,...

Bệnh mạch vành dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác gây nên tử vong cho cơ thể như:

  • Nhồi máu cơ tim: Vì mảng xơ vữa lòng mạch khiến các cục máu đông có cơ hội tạo thành nhiều hơn, khiến các động mạch lại dễ bị tắc nghẽn gây nên áp lực cho cơ tim, hình thành các cơn đau tim trong nhồi máu cơ tim. Đây là bệnh lý nguy hiểm và cần được cấp cứu trong thời gian sớm nếu không rất dễ dẫn đến tử vong.
  • Suy tim: Vì mảng xơ vữa sẽ khiến lượng máu nuôi đến cơ tim suy giảm, lâu ngày khiến tim bị suy do thiếu máu. Bệnh lý này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều, nhất là các hoạt động hằng ngày như đi lại, leo cầu thang, vấn đề hô hấp cũng bị ảnh hưởng...
  • Rối loạn nhịp tim: Vì lượng máu bị ảnh hưởng nên nhịp tim cũng bị rối loạn kèm theo, biến chứng này có thể gây ra tử vong nếu không điều chỉnh nhịp tim kịp thời.

Mặc dù có những biến chứng cực kỳ nguy hiểm kể trên nhưng nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ một cách kỷ luật thì khả năng biến chứng xảy ra sẽ được giảm thiểu đáng kể.

2. Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không?

Bệnh mạch vành tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp kiểm soát bệnh lý này rất hiệu quả, từ nội khoa đến ngoại khoa và giúp người bệnh có thể giảm được các triệu chứng của cơn đau thắt ngực, giúp cuộc sống của người bệnh được cải thiện tốt hơn và thời gian sống của người bệnh cũng được kéo dài hơn.

3. Chữa bệnh mạch vành

Các phương pháp chữa bệnh lý mạch vành phổ biến hiện nay là:

  • Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh mạch vành như thuốc giãn mạch để giảm triệu chứng đau ngực, thuốc giảm mỡ máu để hạn chế mảng xơ vữa lòng mạch, thuốc chống đông máu để ngăn ngừa huyết khối xuất hiện gây ra bệnh lý nhồi máu cơ tim.
  • Điều trị ngoại khoa: Nhưng bệnh nhân bị hẹp mạch vành mức độ nặng mà sau khi uống thuốc vẫn không cải thiện thì sẽ có chỉ định can thiệp phẫu thuật đặt stent động mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành với mục tiêu phục hồi tuần hoàn của hệ thống mạch vành.

Ngoài ra, những thói quen hằng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh như:

  • Không hút thuốc lá và những loại chất kích thích khác
  • Đều đặn luyện tập thể dục mỗi ngày
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ, vitamin và hạn chế những thực phẩm có nhiều đường, muối
  • Nếu đang trong tình trạng béo phì thì cần kết hợp dinh dưỡng và luyện tập để điều trị béo phì.
  • Nên khám định kỳ sức khỏe tim mạch 1 - 2 lần/ năm

Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy cơ cao, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây tử vong đối với người bệnh. Mặc dù vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng những biện pháp phổ biến hiện nay vẫn đóng vai trò rất cao trong việc kiểm soát và quản lý căn bệnh này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

693 lượt đọc

Bài viết liên quan
  • Vatalizel
    Công dụng thuốc Vatalizel

    Vatalizel 20 là thuốc tim mạch, nhóm thuốc kê đơn, thành phần chính là Trimetazidine, hàm lượng thuốc 20mg, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói dạng hộp 60 viên trong 2 vỉ. Thuốc có tác dụng dự ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Madodipin
    Công dụng thuốc Madodipin

    Madodipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi, có thành phần chính là Amlodipin. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. Thông tin chi tiết về thuốc Madodipin được trình bày chi tiết trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Lipitra
    Công dụng thuốc Lipitra

    Thuốc Lipitra chứa thành phần chính là Atorvastatin. Hiện nay, trên thị trường biệt dược Lipitra có 3 hàm lượng chính là 10mg, 20mg và 40mg. Đây là thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị tăng lipid máu. ...

    Đọc thêm
  • Vedicard 6,25
    Công dụng thuốc Vedicard 6,25

    Vedicard 6,25 là thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm chẹn beta giao cảm. Thuốc được ưa chuộng không chỉ vì tác dụng hạ áp mà còn giúp làm chậm nhịp tim ở những bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh. ...

    Đọc thêm
  • Vycadil 3.125
    Công dụng thuốc Vycadil 3.125

    Vycadil 3.125 là thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị cao huyết áp vô căn, các cơn đau thắt ngực hoặc suy tim sung huyết. Để hiểu rõ hơn về thuốc Vycadil 3.125, mời bạn đọc tham khảo ...

    Đọc thêm