Virus viêm gan E là gì?

Viêm gan E là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan E (HEV) gây ra. Đây là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến nhưng thường ít được biết đến. Theo các báo cáo, mỗi năm có tới khoảng 20 triệu người mắc bệnh này. Trong đó, 56 nghìn trường hợp đã tử vong do các bệnh lý liên quan. Vì thế, việc tìm hiểu rõ về căn bệnh này có thể giúp người bệnh phòng ngừa tốt hơn.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Virus viêm gan E là gì?

Virus gây ra bệnh viêm gan E là một loại herpesvirus, có bộ gen thuộc loại ARN và không có vỏ bọc, đường kính khoảng từ 27 đến 34mm. Virus này chứa một chuỗi ARN đơn với độ dài xấp xỉ 7500 base.

Bộ gen chính của virus này vốn là một chuỗi ARN chứa 3 khung đọc mở (ORF). Cụ thể của từng khung đọc mở như sau:

  • ORF thứ nhất: ORF thứ nhất và cũng là lớn nhất, chứa 1693 mã di truyền có nhiệm vụ mã hoá các protein phi cấu trúc. Các protein phi cấu trúc này có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sôi của virus.
  • ORF thứ hai: ORF thứ hai sẽ chứa 660 mã di truyền và có nhiệm vụ mã hoá các protein cấu trúc.  
  • ORF thứ ba: ORF này nhỏ nhất và chỉ chứa 123 mã di truyền. Chức năng của ORF thứ ba là mã hoá cho một protein cấu trúc. Chức năng của ORF này vẫn còn chưa được khẳng định.

Trên thế giới, viêm gan E thường bùng phát và lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm, phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm. 

Virus gây bệnh viêm gan E (HEV).
Virus gây bệnh viêm gan E (HEV).

2. Chẩn đoán lây nhiễm virus viêm gan E như thế nào?

2.1 Các triệu chứng hay gặp

Thời gian ủ bệnh sau lây nhiễm trung bình của người bệnh với virus này là 40 ngày, có thể từ 3 đến 8 tuần tuỳ vào từng trường hợp. Trong thời gian này, các giai đoạn tiến triển của bệnh là không rõ ràng.

Virus viêm gan E là nguyên nhân gây ra viêm gan cấp, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc bùng phát thành dịch. Trong đó, độ tuổi từ 15 đến 40 xuất hiện nhiều triệu chứng thường gặp nhất. Theo các thống kê, HEV lây nhiễm nhiều nhất ở trẻ em, có rất ít hoặc không có triệu chứng. Không chỉ vậy, bệnh còn không gây ra tình trạng vàng da nên rất khó khăn để chẩn đoán.

Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ra những triệu chứng rất điển hình do virus viêm gan E. Ví dụ như:

  • Không có cảm giác ngon miệng khi ăn, chán ăn.
  • Vàng mắtvàng da.
  • Phân có màu nhạt.
  • Nước tiểu có màu sẫm.
  • Gan bị phồng to, ấn vào có cảm giác đau.
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt cao.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần nhưng các triệu chứng của viêm gan virus E rất khó để phân biệt với các loại viêm gan khác. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm gan E cấp tính sẽ gây ra viêm gan tối cấp hay còn gọi là suy gan cấp. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Phụ nữ mang thai bị viêm gan E, đặc biệt là những thai phụ trong tam cá nguyệt thứ ba có nguy cơ cao bị sảy thai, suy gan cấp và tử vong. Theo thống kê, có hơn 20% phụ nữ mang thai có thể tử vong nếu mắc viêm gan E trong tam cá nguyệt thứ 3. 


Phụ nữ mang thai sẽ dễ bị nhiễm virus HEV hơn người bình thường.
Phụ nữ mang thai sẽ dễ bị nhiễm virus HEV hơn người bình thường.

2.2 Những xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm HEV

Khó có thể chẩn đoán viêm gan E chính xác khi chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Bởi lẽ, các triệu chứng của bệnh gần như tương tự với các dạng viêm gan do virus khác.  

Hiện tại, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên xét nghiệm kháng thể. Cụ thể hơn, các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể như igG và IgM, vốn là những kháng thể đặc hiệu của virus HEV.

Ngoài ra, xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase có sao chép ngược cũng có thể được tiến hành. Xét nghiệm này nhằm phát hiện các ARN của virus HEV trong máu hoặc phân của bệnh nhân.

Tuy nhiên, loại xét nghiệm này không phổ biến và chỉ xuất hiện ở một số cơ sở chuyên ngành.  

Để tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để xét nghiệm các kháng thể đặc hiệu của virus HEV.
Để tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để xét nghiệm các kháng thể đặc hiệu của virus HEV.

3. Phương pháp điều trị viêm gan E

Đa phần bệnh nhân mắc viêm gan virus E đều không cần nhập viện vì bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người bị viêm gan E tối cấp hoặc dễ bị viêm gan tối cấp như phụ nữ mang thai cần phải nhập viện để được theo dõi và điều trị.  

Bệnh nhân có dấu hiệu viêm gan E nên đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.
Bệnh nhân có dấu hiệu viêm gan E nên đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.

Cho tới hiện tại vẫn chưa có các loại thuốc đặc trị để điều trị bệnh viêm gan virus E. Do đó, các bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp hỗ trợ. Người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, kết hợp nghỉ ngơi và tránh xa rượu bia.  

Cùng với đó, bệnh nhân cần hỏi trước ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kì loại thuốc nào. Đặc biệt, các loại thuốc có ảnh hưởng tới chức năng gan như acetaminophen hay paracetamol cần phải tránh sử dụng.

Đối với người bị viêm gan E mãn tính, các bác sĩ có thể cho dùng thuốc ribavirin. Dù đây không phải là thuốc điều trị bệnh nhưng vẫn là một loại thuốc kháng virus. Việc sử dụng ribavirin liều thấp trong 3 tháng đã được chứng minh là có tác dụng. Có tới hơn 60% người bệnh đã làm sạch được virus HEV sau khi thực hiện phác đồ này.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác có thể kết hợp thêm peginterferon vào phác đồ. Bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ và kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình điều trị.

Tổng kết lại, viêm gan E là một bệnh nhiễm trùng xảy ra do virus HEV tấn công vào gan và gây viêm gan. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm gan E, hãy thực hiện các điều sau:  

  • Không tiếp xúc với các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Thực hành ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm không sạch sẽ.
  • Tránh ăn các loại trái cây chưa gọt vỏ hoặc chưa rửa sạch.

Người bệnh nên giữ gìn vệ sinh cho bản thân thật tốt. Cùng với đó, rửa tay thường xuyên cũng là một biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe