Nhận diện đau bụng do viêm tụy cấp

Bài viết bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm tuyến tụy đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng có thể đe dọa tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn nếu như được điều trị đúng và kịp thời.

1. Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp

Đau bụng: Hầu hết bệnh nhân bị viêm tụy cấp đều khởi phát cấp tính đau bụng vùng trên rốn kéo dài. Ở một số bệnh nhân, cơn đau có thể ở góc phần tư phía trên bên phải hoặc ở bên trái. Trong khoảng 50 phần trăm bệnh nhân, cơn đau lan ra sau lưng. Cơn đau kéo dài trong vài giờ đến vài ngày và có thể giảm một phần bằng cách ngồi lên hoặc cúi về phía trước.

Buồn nôn và nôn: Khoảng 90 phần trăm bệnh nhân có buồn nôn và nôn.

Khó thở: Bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng có thể bị khó thở do viêm cơ hoành thứ phát sau viêm tụy, tràn dịch màng phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Chướng bụng và âm ruột giảm.

Vàng da: Bệnh nhân có thể bị vàng da do sỏi mật gây tắc nghẽn hoặc phù đầu tụy.

vàng da
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng vàng da

Bệnh nhân bị viêm tụy nặng có thể bị sốt, thở nhanh, thiếu oxy và hạ huyết áp, dấu hiệu của Cullen (bầm tím quanh rốn), dấu hiệu Gray Turner ( bầm tím hai bên mạn sườn).

Ngoài ra một số dấu hiệu có thể gợi ý nguyên nhân viêm tụy. Ví dụ, gan to có thể xuất hiện ở bệnh nhân viêm tụy do rượu, xanthomas trong viêm tụy tăng lipid máu.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tụy cấp?

Sỏi mật (bao gồm cả sỏi nhỏ) là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp chiếm 40 đến 70 phần trăm các trường hợp.

Rượu: Khoảng 25 đến 35 phần trăm các trường hợp viêm tụy cấp ở Hoa Kỳ.

Tăng triglyceride máu - Nồng độ triglyceride huyết thanh trên 1000 mg/dL (11 mmol/L) có thể gây viêm tụy cấp. Tăng triglyceride máu có thể chiếm 1 đến 14 phần trăm các trường hợp viêm tụy cấp. Cả rối loạn tiên phát (di truyền) và thứ phát (mắc phải) của chuyển hóa lipoprotein đều liên quan đến viêm tụy do tăng triglyceride máu. Các nguyên nhân gây tăng triglyceride máu bao gồm béo phì, đái tháo đường, suy giáp, mang thai và thuốc.

Chụp đường mật ngược dòng sau nội soi (ERCP) - Viêm tụy cấp xảy ra ở khoảng 3% bệnh nhân làm ERCP chẩn đoán, 5% trải qua ERCP điều trị và lên đến 25% trong các nghiên cứu về sinh lý học của Oddi.

Nguy cơ di truyền - Bệnh nhân có nguy cơ di truyền viêm tụy có thể xuất hiện dưới dạng viêm tụy cấp tái phát hoặc viêm tụy ở trẻ em mà không biết nguyên nhân và cuối cùng tiến triển thành viêm tụy mãn tính. Phần lớn các trường hợp "vô căn" dường như có nguy cơ di truyền, đặc biệt là ở những bệnh nhân trẻ tuổi (tuổi <35).

Phenylceton niệu là một bệnh di truyền
Di truyền là một trong các yếu tố dẫn đến viêm tụy cấp

Nguyên nhân hiếm gặp khác: bùn mật, viêm tụy tự miễn, tăng calci máu, virus (Quai bị, coxsackievirus, viêm gan B, cytomegalovirus, varicella-zoster, herpes simplex, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi khuẩn (Mycoplasma, Legionella, Leptospira, Salmonella), Nấm (Aspergillus), Ký sinh trùng ( Toxoplasma, Cryptosporidium, Ascaris), bất thường về mặt giải phẫu tụy hoặc đường mật ( u nang đường mật, tụy hình khuyên, tụy divisum...)

Viêm tụy cấp vô căn. Nguyên nhân của viêm tụy cấp được xác định ở gần 75 phần trăm bệnh nhân

3. Biến chứng của viêm tụy cấp

Bệnh nhân bị viêm tụy cấp thường xuất hiện với cơn đau cấp vùng trên rốn và tăng amylase và lipase huyết thanh. Với điều trị hỗ trợ, hầu hết bệnh nhân hồi phục mà không có biến chứng tại chỗ, toàn thân hoặc suy tạng và không tái phát. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị viêm tụy cấp có hoại tử tuyến tụy và các biến chứng do viêm tụy. Những bệnh nhân này có tỷ lệ tử vong cao.

Ở hầu hết bệnh nhân bị viêm tụy cấp, bệnh nhẹ và bệnh nhân hồi phục sau ba đến năm ngày mà không có biến chứng hoặc suy tạng. Tuy nhiên, 20 phần trăm bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng có các biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân hoặc suy tạng.

  • Tỷ lệ tử vong chung trong viêm tụy cấp là khoảng 5%.
  • Biến chứng tại chỗ của viêm tụy cấp bao gồm dịch quanh tụy, giả nang tụy, và hoại tử tại chỗ.
  • Huyết khối tĩnh mạch lách có thể thấy ở khoảng 50 phần trăm bệnh nhân bị viêm tụy cấp hoại tử.
  • Biến chứng toàn thân của viêm tụy cấp được xác định bởi sự trầm trọng của bệnh kèm theo (ví dụ, bệnh động mạch vành hoặc bệnh phổi mãn tính)
Hẹp động mạch vành
Biến chứng toàn thân của viêm tụy cấp nghiêm trọng hơn khi người bệnh mắc bệnh lý mạch vành
  • Suy tạng có thể thoáng qua tự hết trong vòng 48 giờ ở bệnh nhân viêm tụy nặng vừa phải hoặc kéo dài> 48 giờ ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán viêm tụy cấp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thế nào là rối loạn lipid máu?
    Thế nào là rối loạn lipid máu?

    Bé trai nhà em 5 tuổi 8 tháng. Khi đi xét nghiệm máu có chỉ số WBC là 12,86, RBC 5.53, HGB 12,4, HCT 36,0 và PLT 454. Bác sĩ bảo bé bị rối loạn lipid máu. Vậy bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • storvas
    Công dụng thuốc Storvas

    Thuốc Storvas chứa hoạt chất Atorvastatin được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng triglyceride máu... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Storvas qua ...

    Đọc thêm
  • Lipivastin 10
    Công dụng thuốc Lipivastin 10

    Thuốc Lipivastin 10 thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định điều trị các triệu chứng tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng triglyceride máu, rối loạn beta-lipoprotein. Thuốc Lipivastin 10 là loại thuốc được sử ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Stavid
    Công dụng thuốc Stavid

    Thuốc Stavid với thành phần chính là Simvastatin. Thuốc Stavid được sử dụng trong hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở bệnh nhân tăng cholesterol máu tiên phát mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và/ hoặc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Lovaintas
    Công dụng thuốc Lovaintas

    Thuốc Lovaintas với thành phần chính là hoạt chất Lovastatine được sử dụng để điều hòa lượng cholesterol máu về mức ổn định. Vậy cần sử dụng thuốc Lovaintas như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài ...

    Đọc thêm