Nhận biết cơn đau do sỏi thận

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cơn đau quặn thận là triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận. Tùy vào vị trí viên sỏi mà người bệnh sẽ đau ở những khu vực khác nhau. Tuy nhiên đau sỏi thận thường bị nhầm lẫn với những cơn đau khác.

1. Sỏi thận đau ở đâu?

Triệu chứng đau sỏi thận đặc trưng nhất đó là:

  • Đau dữ dội, đau quặn thận. Đau sỏi thận thường đau khởi phát từ thắt lưng, ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả phận sinh dục.
  • Đau âm ỉ, nhẹ vùng thắt lưng, hông có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản.
  • Đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
  • Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột có thể sỏi thận phát triển thành những viên sỏi to, áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến các vùng mô xung quanh thận cũng bị chèn ép và gây đau.
  • Đau co thắt từ bên trong, nằm ở tư thế nào cũng bị đau. Cơn đau thường kéo dài từ 20 – 60 phút, thậm chí là trong vài giờ. Cơn đau thường kèm theo tiểu ra máu, sốt hay ớn lạnh.

Thực tế, khi sỏi thận xuất hiện trong thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị tắc, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau sỏi thận.

2. Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

Đau sỏi thận
Dấu hiệu nào nhận biết đau sỏi thận?

2.1. Buồn nôn hoặc nôn

Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu bị sỏi thận do thận đang bị tắc nghẽn. Niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đồng thời ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang. Những dây thần kinh trong ruột và thận có mối liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm cho dạ dày co thắt, khó chịu và làm bạn buồn nôn và ói mửa.

2.2. Đi tiểu nhiều lần

Đôi khi những người bị sỏi thận cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều lần, nếu viên sỏi nằm ở cuối niệu quản đầu bàng quang hoặc nằm ở cổ bàng quang thì bạn sẽ thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, mỗi lần đi một lượng nhỏ. Khi bạn thường xuyên tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn. Nếu sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Nguyên nhân là do viên sỏi kích thích gây rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang, tạo tín hiệu buồn tiểu giả.

2.3. Đi tiểu ra máu

Bị sỏi thận gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ làm chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nếu sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu thì bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời.

2.4. Sốt và ớn lạnh

Sốt, ớn lạnh đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra.

2.5. Nước tiểu đục

Khi thấy dấu hiệu này thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ bị sỏi thận - tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.

2.6. Đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt

Đau sỏi thận
Đau, rát khi đi tiểu là dấu hiệu của sỏi thận

Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu. Khi ấy, sỏi kích thích bàng quang và gây nên đau sỏi thận. Viêm nhiễm có thể xảy ra và khiến bạn càng thêm đau rát khi tiểu tiện.

2.7. Vô niệu

Trường hợp sỏi niệu quản có thể gây ra tình trạng vô niệu một phần hoặc hoàn toàn (tình trạng bạn không đi tiểu được). Vô niệu một phần là do viên sỏi gây tắc một bên thận. Trường hợp hiếm gặp là sỏi làm cả hai bên niệu quản co thắt gây vô niệu hoàn toàn. Tình huống này bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được giải quyết kịp thời để tránh các tình huống xấu: vỡ thận hoặc suy thận cấp xảy ra.

Trên thực tế, cơn đau sỏi thận thường dễ bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp tính, cơn đau quặn gan do sỏi đường mật hay cơn đau dạ dày tá tràng cấp tính. Do đó, khi có những cơn đau quặn ở vùng lưng thì bạn nên đi khám để kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

553.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mổ nội soi cắt ruột thừa
    Phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi ổ bụng

    Phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi được thực hiện đầu tiên bởi Kurt Semm vào năm 1983. Với những ưu điểm của phẫu thuật thâm nhập tối thiểu, phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi và trở ...

    Đọc thêm
  • savisang 60
    Công dụng thuốc Savisang 60

    Thuốc Savisang 60 có hoạt chất chính là Alverin citrat, có tác dụng chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa. Thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng đường tiêu hoá, ...

    Đọc thêm
  • Quinospastyl
    Công dụng thuốc Quinospastyl

    Thuốc Quinospastyl có thành phần chính là Alverine hàm lượng 40 mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị chống co thắt cơ trong ở đường tiêu hóa, đường mật, tử cung... Tìm hiểu các thông tin khái quát ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opispas
    Công dụng thuốc Opispas

    Thuốc Opispas là thuốc tiêm được dùng trong các trường hợp co thắt cơ trơn như cơn đau quặn thận hay quặn mật. Thuốc Opispas được bào chế dưới dạng tiêm và thường được dùng trong trường hợp đau cấp. ...

    Đọc thêm
  • paverid 2%
    Công dụng thuốc Paverid 2%

    Paverid 2% thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc có chứa thành phần chính là Papaverine hydrochloride hàm lượng 20mg/ ml, bào chế dạng dung dịch tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Paverid 2% sẽ giúp người bệnh ...

    Đọc thêm