Vắc-xin Bexsero Syringe: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Vắc-xin Bexsero Syringe là một loại vắc-xin được dùng để ngăn ngừa một số tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong (ví dụ như viêm màng não, meningococcemia).

1. Tìm hiểu về Bexsero Syringe

Các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn viêm màng não, meningococcemia... có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mất thính giác, thị giác, các vấn đề về não/thần kinh, tê liệt, co giật, mất tứ chi ngay cả khi đã điều trị bằng kháng sinh.

Vắc-xin Bexsero Syringe hoạt động bằng cách tăng khả năng miễn dịch và chống lại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não do não mô cầu. Tiêm vắc-xin là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng như bất kỳ loại vắc-xin nào, Bexsero Syringe không chắc chắn bảo vệ hoàn toàn với mọi người tiêm. Tùy vào độ tuổi mà bạn sẽ được lựa chọn nhãn hiệu và liều lượng vắc-xin khác nhau. Các loại vắc-xin khác cũng có thể được tiêm cùng lúc với Bexsero Syringe, nhưng thường là ở một vị trí khác trên cơ thể.

XEM THÊM: Thông tin về bệnh nhiễm khuẩn do não mô cầu và vắc-xin Metracna

2. Cách sử dụng vắc-xin Bexsero Syringe

Bexsero Syringe được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm cơ. Người lớn và trẻ em thường được tiêm ở cánh tay trên, trẻ sơ sinh tiêm ở đùi trên. Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, vắc-xin có thể được chia ra tiêm một hoặc nhiều lần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sắp xếp lịch tiêm chủng phù hợp dành cho bạn.

Tình trạng sốt có thể xảy ra sau khi tiêm chủng (nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ em), bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau (như Acetaminophen) nếu cần.


Thuốc Bexsero Syringe được tiêm vào vị trí cánh tay trên
Thuốc Bexsero Syringe được tiêm vào vị trí cánh tay trên

3. Tác dụng phụ của vắc-xin có thể gặp phải

Một số tác dụng phụ của vắc-xin Bexsero Syringe bao gồm:

  • Xảy ra sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm
  • Nhức đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh.
  • Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Đau khớp, đau cơ
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy

Hãy báo cho bác sĩ nếu thấy bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn như: tê, ngứa ran, yếu cơ, ngất xỉu, chóng mặt, thay đổi thị lực, ù tai.

Rất hiếm có trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin này. Tuy nhiên nếu thấy các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: ngứa, sưng lưỡi, mặt, cổ họng, phát ban, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở... hãy liên hệ với trợ giúp y tế.

4. Tương tác vắc-xin Bexsero Syringe

Một số thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch có thể gây phản ứng tương tác với Bexsero Syringe như: Cyclosporine, Tacrolimus, hóa trị liệu ung thư, Corticosteroid như Prednisone.


Bexsero Syringe có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau
Bexsero Syringe có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau

5. Lưu ý trước khi dùng Bexsero Syringe

Trước khi tiêm vắc-xin Bexsero Syringe, hãy cho bác sĩ biết các tình trạng:

  • Bạn bị dị ứng với các thành phần của thuốc, hoặc nếu bạn có tình trạng dị ứng nào khác.
  • Tiền sử bệnh lý của bạn, đặc biệt là sốt, một bệnh thần kinh nhất định (hội chứng Guillain-Barre), rối loạn hệ thống miễn dịch (như nhiễm HIV, một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, điều trị bức xạ).
  • Trong thời kỳ mang thai, chỉ nên tiêm vắc-xin Bexsero Syringe khi thật sự cần thiết. Hãy trao đổi về những rủi ro và lợi ích của vắc-xin với bác sĩ.
  • Hiện vẫn chưa rõ vắc-xin Bexsero Syringe có đi vào sữa mẹ hay không. Tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi cho con bú.
  • Điều quan trọng là bạn hoặc con bạn phải tiêm chủng theo lịch trình. Hãy nhớ hỏi khi nào nên nhận mỗi liều và ghi chú vào lịch để giúp bạn ghi nhớ.

Bảo quản vắc-xin Bexsero Syringe trong tủ lạnh (không đóng băng). Các nhãn hiệu vắc-xin khác nhau có thể có yêu cầu bảo quản khác nhau. Tránh để trẻ em và vật nuôi tiếp cận với thuốc.

Việc nắm rõ thông tin về thuốc Bexsero Syringe sẽ giúp bạn lên kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý và an toàn. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp về việc dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe