Tìm hiểu về thuốc Aclidinium

Thuốc Aclidinium thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic được chỉ định kiểm soát lâu dài bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Thuốc hoạt động dựa vào xu hướng liên kết với các thụ thể muscarinic cao hơn so với các thụ thể nicotinic. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Aclidinium có thể gặp một số tác dụng phụ liên quan đến vấn đề hô hấp. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tìm hiểu kỹ các thông tin của thuốc đồng thời tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Aclidinium

Aclidinium là gì? Thuốc Aclidinium thuộc loại thuốc kháng cholinergic có tác dụng trong việc kéo dài hoặc cạnh tranh hoặc có thể đảo ngược và thuốc đặc hiệu cho các thụ thể muscarinic acetylcholine. Khi đi vào cơ thể thuốc Aclidinium sẽ liên kết với tất cả năm phân nhóm thụ thể muscarinic với ái lực tương tự nhau.

Thuốc Aclidinium sẽ tác dụng trên đường thở được trung gian thông qua thụ thể M3 ở các cơ trơn để gây giãn phế quản. Từ đó, giúp phòng ngừa tác dụng giãn phế quản do hợp chất acetylcholine gây ra. Tuy nhiên tác dụng này sẽ phụ thuộc và liều lượng sử dụng và thời gian kéo dài hơn 24 giờ.

Cơ chế tác dụng của thuốc Aclidinium không kéo dài khoảng QTc hoặc có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhịp tim của người bệnh.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Aclidinium

Thuốc Aclidinium được sử dụng cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với liều duy trì 400mcg cho một lần hít hoặc uống 2 lần mỗi ngày.

Đối với trường hợp người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kèm theo bệnh thận và bệnh gan thì vẫn được điều trị với liều trên.

Đối với trẻ em hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về liều lượng sử dụng thuốc Aclidinium cho trẻ em. Tuy nhiên, trường hợp trẻ em mắc bệnh cần được khám và tư vấn sử dụng bởi bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Aclidinium quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu như khó thở, ngất xỉu... thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để có thể hỗ trợ kịp thời giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Aclidinium mà bị quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo. Người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh.

3. Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Aclidinium

Thuốc Aclidinium không chỉ mang lại tác dụng điều trị cho các đối tượng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà đôi khi còn gây ra các phản ứng phụ trong quá trình điều trị thuốc. Khi gặp các tác dụng phụ do sử dụng thuốc, người bệnh cần gặp ngay nhân viên y tế để được chăm sóc kịp thời. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Aclidinium có thể gặp bao gồm:

  • Những tác dụng phụ phổ biến: sốt, đau đầu, đau cơ, đau họng, nghẹt mũi hoặc có thể xuất hiện cả chảy nước mũi, mệt mỏi, suy nhược....
  • Những tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm: đau bàng quang, đau nhức cơ thể, đau ngực, nước tiểu có máu hoặc nước tiểu quá đục, khó nhịp tim đập nhanh hoặc đập thình thịch, mất giọng, sưng hạch ở cổ...
  • Những tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng thuốc Aclidinium: khó chịu ở ngực, khó khăn trong di chuyển, giãn tĩnh mạch cổ, cơn khát tăng dần, mất ý thức, nhịp tim đập chậm, đổ mồ hôi, giảm cân mất kiểm soát...

Mặc dù phản ứng phụ nghiêm trọng có thể hiếm khi xảy ra nhưng nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng này thì cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

4. Cách sử dụng thuốc hợp lý

Thuốc Aclidinium được bào chế ở dạng hít và sử dụng cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng không sử dụng để làm giảm cơn phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy để giảm cơn tắc nghẽn phổi mãn tính đã bắt đầu thì người bệnh nên sử dụng loại thuốc khác. Hơn nữa chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên sử dụng nhiều hoặc sử dụng thường xuyên hơn so với liều quy định.

Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc vào cùng thời điểm trong ngày và cũng không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc dạng ống hít phù hợp: thuốc Aclidinium được bào chế trong một túi kín, vì thế không nên mở sẵn túi nếu chưa sử dụng. Trên hộp thuốc có nút màu xanh lá cây báo hiệu cho người bệnh biết đã sẵn sàng thuốc cho một liều sử dụng. Khi sử dụng ống hít thì người bệnh nên giữ ống ngầm hướng về phía mình và nút màu xanh lá cây được giữ ở trên cùng. Tiếp đến là ấn hết cỡ vào nút màu xanh và thả ra. Khi thực hiện hành động này không nên để nghiêng ống hít. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên kiểm tra cửa sổ kiểm soát để đảm bảo liều sử dụng luôn được sẵn sàng. Đồng thời kiểm tra xem cửa sổ điều khiển màu xanh có thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh lục hay không.

Trường hợp cửa sổ vẫn còn màu đỏ thì cần được thực hiện để đảm bảo chuẩn bị đủ liều cho sử dụng lần tiếp theo. Khi hít thuốc, người bệnh cần thực hiện thở ra hết sức và cố gắng đưa không khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt.

Người bệnh sẽ thực hiện đặt môi thật chặt quanh ống nghe và hít vào thật nhanh, sâu cho đến khi nghe thấy tiếng cạch nhưng vẫn tiếp tục hít vào khi nghe âm thanh nhấp chuột để đảm bảo cung cấp đủ liều thuốc sử dụng cho một lần hít. Trong khí hít người bệnh không được giữ nút màu xanh, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp thuốc. Sau khi hít xong thuốc người bệnh bỏ ống hít ra và nín thở đến khi thấy thoải mái thì sẽ thở từ từ bằng mũi. Người bệnh không nên tự ý thêm liều nếu không cảm thấy thay đổi gì sau khi hít thuốc.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Aclidinium

Thuốc Aclidinium có thể gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào với những người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc. Hơn nữa, trong thành phần của thuốc còn chứa những thành phần không hoạt động như protein sữa có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc vấn đề khác khi sử dụng. Cho nên, bạn cần tham khảo chi tiết ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Với những trường hợp bệnh nhân đang gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như tiền sử mắc bệnh, tăng nhãn áp, khó tiểu do phì đại tuyến tiền liệt... thì nên lưu ý khi sử dụng thuốc Aclidinium. Những trường hợp đang mang thai, đang nuôi con bú, phẫu thuật... thì vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ xác định rủi ro mà thuốc Aclidinium có thể gây ra. Nhưng khi sử dụng thuốc Aclidinium các đối tượng này cần được chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Tương tác của thuốc: thuốc Aclidinium có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc cũng như có thể giảm hoặc gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh tình trạng tương tác thuốc khi sử dụng thuốc Aclidinium người bệnh nên cung cấp cho dược sĩ một danh sách bao gồm các loại thuốc kê đơn, hoặc không kê đơn, thực phẩm chức năng người bệnh sử dụng trước đó. Điều đó có thể giúp bác sĩ chỉ định thuốc sử dụng hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại thức ăn, rượu cũng có tác động nhất định với thuốc Aclidinium. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng những loại này trong quá trình điều trị với thuốc.

Thuốc Aclidinium được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng cần tránh ẩm, ánh sáng... có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc. Hơn nữa, người bệnh không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh. Và nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

204 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan