Thuốc aclidinium dạng hít là sản phẩm dùng trong điều trị kéo dài ở người mắc bệnh tắc nghẽn phế quản mãn tính (COPD). Thuốc được hít qua đường miệng giúp giãn nở ống phế quản. Đồng thời giúp người bệnh giảm đường ho khó thở và cải thiện vấn đề lưu thông khí quản.
1. Những đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng khi dùng thuốc cần lưu ý
Bệnh về phổi có nhiều dạng có thể là khó thở, tổn hại gây giảm chức năng túi khí, viêm sưng ống dẫn khí. Trong đó viêm phế quản mãn tính hay khí phế thũng có thể là những biểu hiện đáng được chú ý. Trước các vấn đề về phổi làm hẹp ống khó lưu thông phế khí, bác sĩ có thể lựa chọn aclidinium để giúp cải thiện làm nở ống dẫn khí. Tuy nhiên, thuốc này cần dùng đều đặn kéo dài, vì khi hội chứng COPD xuất hiện sẽ khó làm giảm hơn.
1.1 Người từng dị ứng với thành phần của thuốc
Mức độ an toàn của sản phẩm cũng không thể đảm bảo tuyệt đối nên một vài đối tượng đặc biệt sẽ chịu ảnh hưởng từ thành phần hoặc giảm hiệu quả khi dùng. Tốt nhất bạn cần tham khảo chỉ định sử dụng sản phẩm từ bác sĩ để thường xuyên kiểm tra nhanh chóng khống chế các vấn đề nguy hiểm. Với thuốc aclidinium người bệnh có thể dị ứng với thành phần cấu tạo thuốc. Bạn cần lưu ý điểm này khi bác sĩ kê toa để có ngay phương pháp xử lý hợp lý hoặc đổi sản phẩm khác có cùng công dụng điều trị.
1.2 Nhóm đối tượng: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người cao tuổi
Người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi dùng thuốc sai chỉ định. Mặc dù ở các đối tượng này, nghiên cứu hiện tại chưa kết luận có tác dụng nguy hiểm nào ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thuốc aclidinium dạng hít không được khuyến khích dùng ở trẻ quá nhỏ nên bác sĩ thường không kê đơn. Trẻ nhỏ sẽ chỉ được sử dụng thuốc khi bác sĩ không kiếm được thuốc thay thế.
- Người cao tuổi có thể sử dụng khi cấp bách nhưng họ có thể nhạy cảm với thuốc hơn nên cũng cần lưu tâm.
- Phụ nữ mang thai luôn có mối lo là ảnh hưởng đến em bé nên cần cân nhắc rủi ro và tình trạng sức khỏe để có giải pháp phù hợp nhất.
2. Thuốc aclidinium dạng hít tương tác qua lại với thuốc và thực phẩm nào
2.1 Tương tác thuốc do dùng cùng lúc nhiều loại thuốc
Khi dùng thuốc cần tránh việc kết hợp nhiều loại cùng lúc vì chúng có nguy cơ tương tác triệt tiêu lẫn nhau. Trong trường hợp sự tương tác đó tạo ra hóa chất tiêu cực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình điều trị của người bệnh. Những trường hợp thuốc xuất hiện phản ứng tương tác bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng và điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Một số trường hợp sẽ cần biện pháp dự phòng để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân khi cần thiết. Do đó, bạn cần được chuyên gia y tế theo sát và liên tục kiểm tra sức khỏe cho trong quá trình sử dụng thuốc aclidinium.
Tương tác của thuốc hít này với các loại thuốc khác có thể không biểu hiện rõ hoặc thấy được. Nhưng khi đã xác định có biểu hiện bất thường người bệnh cần báo cho bác sĩ để tiến hành kiểm tra. Trong thời kỳ sử dụng thuốc, bạn không được tự ý dùng chung với thuốc khác. Nếu bạn được kê đơn cùng một số loại thuốc sau hãy hỏi lại để cân nhắc dùng một hay hai và thay đổi liều lượng phù hợp:
- Amifampridine
- Bupropion
- Clozapine
- Donepezil
- Glucagon
- Glycopyrrolate
- Glycopyrronium Tosylate
- Methacholine
- Quetiapine
- Quetiapine
- Revefenacin
- Scopolamine
- Secretin Human
- Tiotropium.
2.2 Tương tác do thực phẩm gây nên
Ngoại trừ tương tác khi dùng cùng lúc hai loại thuốc, thực phẩm kém lành mạnh cũng ảnh hưởng đến công dụng của thuốc và sức khỏe. Một số món ăn không tốt cho sức khỏe kèm đồ uống chứa cồn hay chất kích thích đều nên loại bỏ, kể cả khi bạn có sức khỏe tốt. Thuốc là cũng không ngoại lệ, vì thành phần nicotin trong khói thuốc là kẻ thù với lá phổi của cả người hút lẫn người hít phải.
3. Tác dụng phụ và một số bệnh tiền sử cần lưu ý
Các vấn đề về y tế đối với người bệnh sau khi sử dụng thuốc aclidinium có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nếu trước khi dùng bạn từng gặp một trong số các vấn đề sau:
- Có tiền sử dị ứng với atropine
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tăng nhãn áp
- Tiểu khó tiểu dắt
- Tắc nghẽn đường tiểu
- Dị ứng đạm bò
- Co thắt phế quản
- Người có vấn đề về gan...
Ngoài những tiền sử bệnh lý, tác dụng phụ cũng có thể xuất hiện ở những người không nằm trong trường hợp trên. Khi thuốc phản ứng có thể gây ra một vài biểu hiện cho bệnh nhân như:
- Sốt cao
- Đau mỏi cơ và vùng đầu
- Viêm rát họng, nước mũi chảy dẫn đến khó thở do nghẹt mũi
- Cơ thể suy nhược thường xuyên mệt mỏi
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho rằng tuy hiếm gặp nhưng bạn cũng cần chú ý một vài dấu hiệu như:
- Đau bàng quang, màu sắc nước tiểu đục hoặc có kèm máu
- Đau tức ngực hoặc toàn thân
- Cơ thể ớn lạnh bất chợt
- Choáng vẫn khiến ngất xỉu...
Những tác dụng phụ cực hiếm xảy ra thường sẽ gây nguy hiểm đến hệ tuần hoàn và làm giảm chức năng cơ thể. Do vậy bạn cần lưu ý để kiểm tra sức khỏe định kỳ đảm bảo phát hiện mọi biểu hiện bất thường không bộc phát. Theo phân tích từ các nghiên cứu, người bệnh có thể bị suy giảm thị lực dẫn đến mắt mờ hoặc mù lòa. Đây là phản ứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng toàn bộ các cơ quan không riêng mắt. Bạn cần lưu ý để tránh bị ảnh hưởng xấu suy giảm khả năng hồi phục sau này.
Các tác dụng phụ của thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, do được tìm thấy ở thí nghiệm và thực tế bệnh nhân. Một số tác dụng khác có thể nguy hiểm hơn nữa nhưng chưa phát hiện nên cần chú ý tránh gây nguy kịch dẫn đến tử vong cho người bệnh. Hãy lưu ý khi cơ thể rơi vào mệt mỏi hay có biểu hiện đau nhức cần nhanh chóng đi đến cơ quan y tế khám và kiểm tra để sàng lọc và điều trị nhanh nhất.
4. Hướng dẫn sử dụng thuốc aclidinium dạng hít
Thuốc aclidinium dạng hít là sản phẩm điều trị vấn đề về tắc nghẽn phế quản đặc biệt là hội chứng COPD. Khi căn bệnh đó đã xâm lấn, thuốc sẽ không phát huy tác dụng và thường là phòng ngừa cắt cơn khi chưa xuất hiện. Vì thế, loại thuốc giảm cơn COPD cần được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thay thế chứ không phải thuốc này. Đây cũng là điểm cần lưu ý, vì nếu dùng thuốc này sẽ không giảm cơn co thắt mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Là thuốc dạng hít, aclidinium cần được dùng theo chỉ định từ bác sĩ. Thời gian và liều lượng sử dụng có thể tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc điều chỉnh phù hợp theo bệnh lý. Các loại thuốc khi dùng cần lưu ý không bỏ giữa chừng tránh việc làm cơ thể nhờn thuốc và tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ, đồng thời khi dùng lại thuốc sẽ mất công hiệu so với ban đầu.
- Tránh mở túi thuốc nếu chưa dùng đến
Thuốc sẽ được đặt trong túi kín bạn cần để vào ống hít và mở túi trước khi dùng. Nên lưu ý chỉ dùng ngay sau khi mở túi để tránh thành phần thuốc bị biến đổi. Cách sử dụng ống hít bạn có thể hỏi thêm bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể chi tiết những bước cần làm.
- Lắp túi thuốc vào ống hít và xịt 2 lần trước khi dùng
Liều dùng của thuốc này còn phụ thuộc vào đối tượng người bệnh và tình trạng bệnh. Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về điều này để đảm bảo tác dụng thuốc. Thông thường với bệnh nhân đang điều trị sẽ được xịt 1 - 2 lần/ ngày vào sáng hay tối. Mỗi lần xịt không quá 0,4 mg aclidinium bromide và các lần sử dụng cần cách nhau 12 giờ. Trong tình huống bạn quên có thể bỏ qua liều đã quên và vẫn dùng đúng thời gian cũ trước đó, không tăng liều hay dùng liên tiếp.
Một vài trường hợp người bệnh được ghi nhận có nguy cơ sốc phản vệ hay dị ứng sau dùng thuốc, thậm chí là đe dọa tính mạng. Bất kỳ lúc nào bạn xuất hiện biểu hiện khác thường hãy báo cho bác sĩ đã dùng thuốc aclidinium và nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Thuốc aclidinium dạng hít là sản phẩm dùng trong điều trị kéo dài ở người mắc bệnh tắc nghẽn phế quản mãn tính (COPD). Thuốc được hít qua đường miệng giúp giãn nở ống phế quản. Đồng thời giúp người bệnh giảm đường ho khó thở và cải thiện vấn đề lưu thông khí quản. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: drugs.com, holevn.org/