Thuốc Ceritine trị bệnh gì?

Thuốc Ceritine có tác dụng chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng cũng như lưu ý khi sử dụng thuốc Ceritine.

1. Thuốc Ceritine là thuốc gì?

Ceritine là thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2 được bào chế dưới dạng viên nén bao phin hàm lượng 10 mg. Thuốc có tác dụng làm giảm histamine hóa học tự nhiên trong cơ thể. Histamine có thể tạo ra các triệu chứng phản ứng của cơ thể như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và nước mũi.

2. Thuốc Ceritine trị bệnh gì?

Ceritine được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi hoặc nước mắt.

Ceritine cũng được sử dụng để điều trị phản ứng dị ứng, ngứa, sưng do mày đay mãn tính và giảm thiểu hoặc loại bỏ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mày đay tự phát mãn tính, hen suyễn dị ứng, mày đay thực thể và viêm da dị ứng.

3. Chống chỉ định của thuốc Ceritine

Không nên sử dụng thuốc Ceritine trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với cetirizine, hydroxyzin;
  • Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi;
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi có rối loạn chức năng gan hoặc bị suy thận;
  • Không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Ceritine
Ceritine là thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2

4. Tương tác thuốc của thuốc Ceritine

Các nghiên cứu với Diazepam và Cimetidin cho thấy không có bằng chứng về tương tác thuốc. Cũng như với các thuốc kháng histamin khác, tránh uống nhiều rượu trong khi dùng Ceritine.

Có sự giảm nhẹ độ thanh thải của Ceritine khi dùng chung với Theophylin liều 400 mg.

5. Quá liều khi sử dụng thuốc Ceritine

Các triệu chứng quan sát được sau khi dùng quá liều Ceritine chủ yếu liên quan đến tác dụng thần kinh trung ương hoặc kháng cholinergic.

Các tác dụng phụ được báo cáo sau khi uống ít nhất quá 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày là:

  • Lú lẫn;
  • Tiêu chảy;
  • Chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu;
  • Đồng tử giãn nhẹ;
  • Mẩn ngứa;
  • Bất an, bồn chồn;
  • Buồn ngủ, hốt hoảng;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Run và bí tiểu.

Nếu quá liều xảy ra, nên điều trị triệu chứng hoặc hỗ trợ. Rửa dạ dày khuyến cáo xem xét sau khi uống quá liều một thời gian ngắn. Cetirizine không được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm phân.

6. Tác dụng phụ của thuốc Ceritine

Thuốc Ceritine có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Hệ thần kinh tự chủ: Chán ăn, bốc hỏa, tăng tiết nước bọt, bí tiểu.
  • Tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp, cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh.
  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: Phối hợp vận động bất thường, mất điều hòa, lú lẫn, rối loạn cảm xúc, giảm cảm giác, tăng hoặc giảm vận động, chuột rút ở chân, đau nửa đầu, viêm tủy, liệt, dị cảm, ngất, run, co giật, chóng mặt, khiếm khuyết thị giác.
  • Tiêu hóa: Chức năng gan bất thường, sâu răng trầm trọng hơn, táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, viêm dạ dày, trĩ, tăng cảm giác thèm ăn, xuất huyết trực tràng, viêm miệng.
  • Hệ sinh dục: Viêm bàng quang, đái buốt và són kèm ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thính giác và tiền đình: Điếc, đau, nhiễm độc và ù tai.
  • Chuyển hóa / Dinh dưỡng: Mất nước, đái tháo đường, khát nước.
  • Cơ xương: Đau, viêm và khô khớp, yếu cơ.
  • Tâm thần: Suy nghĩ bất thường, kích động, mất trí nhớ, lo lắng, giảm ham muốn tình dục, cá nhân hóa, trầm cảm, cảm xúc không ổn định, hưng phấn, suy giảm khả năng tập trung, mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ.
  • Hệ hô hấp: Viêm phế quản, khó thở, giảm thông khí, tăng đờm, viêm phổi, rối loạn hô hấp, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Sinh sản: Đau bụng và rong kinh, đau vú, viêm âm đạo.
  • Da: Mụn trứng cá, rụng tóc, phù mạch, nổi bóng nước, viêm da, chàm, phát ban đỏ, mụn nhọt, tăng tiết bã nhờn, phát ban dát sần, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng độc với nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, ban xuất huyết, phát ban, tăng tiết bã nhờn, rối loạn da , nốt ban trên da, mày đay.
  • Các giác quan đặc biệt: Rối loạn vị giác, mất vị giác, lệch lạc vị giác.
  • Thị lực: Có thể mù lòa, viêm kết mạc, đau mắt, tăng nhãn áp, mất chỗ ở, xuất huyết mắt, bệnh nhãn cầu.
  • Toàn thân: Suy nhược cơ thể, xanh xao, đau ngực và lưng, bụng to, nóng bừng, tăng cân, phù người, khó chịu, sốt, polyp mũi, phù quanh hốc mắt.

Đôi khi xảy ra trường hợp tăng transaminase gan thoáng qua, có hồi phục trong khi điều trị bằng Cetirizine. Viêm gan có kèm theo tăng transaminase đáng kể và tăng bilirubin liên quan đến việc sử dụng Cetirizine hydrochloride

Thuốc Ceritine
Thuốc Ceritine có thể gây ra các tác dụng phụ như đau nửa đầu

7. Cách sử dụng thuốc Ceritine

Uống thuốc Ceritine với nước lọc. Có thể uống trước hoặc sau ăn đều được.

Liều sử dụng cho từng bệnh nhân có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và trình trạng bệnh lý mỗi người.
Liều dùng thông thường như sau:

  • Người lớn và trẻ em 6 tuổi trở lên có thể nuốt được viên thuốc: Liều 1 viên 10mg duy nhất mỗi ngày.
  • Người bị suy thận (có độ thanh thải creatinin là 11 đến 31 ml/phút), người bệnh đang trong quá trình điều trị thẩm tích máu (độ thanh thải creatinin < 7 ml/phút) và người bị suy gan: Liều dùng giảm còn 5 mg/lần/ngày.

Một số tác dụng khác của Ceritine không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan