Công dụng thuốc Zanimex 750mg

Kháng sinh là nhóm thuốc rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trên lâm sàng trong hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Khánh sinh có rất nhiều nhóm khác nhau với cơ chế tác động khác nhau. Trong đó Cephalosporin là một nhóm kháng sinh phổ rộng được sử dụng phổ biến và thuốc Zanimex 750 là một kháng sinh đường tiêm thuộc nhóm này.

1. Zanimex là thuốc gì?

Thuốc Zanimex 750 có thành phần hoạt chất chính là Cefuroxim (dưới dạng Cefuroxim natri) hàm lượng 750mg được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm. Cefuroxime là kháng sinh bán tổng hợp có hoạt phổ rộng, thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin, thuốc bột pha tiêm Cefuroxime được bào chế dạng muối natri. Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn cao nhờ tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn thông qua con đường gắn vào các protein đích thiết yếu (các protein gắn penicillin).

Nguyên nhân gây ra tình trạng vi khuẩn đề kháng với thuốc Cefuroxime có thể là do vi khuẩn bài tiết ra enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn với Penicillin.

Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng đối với nhiều tác nhân vi khuẩn gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta - lactamase/cephalosporinase của các loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Cefuroxim đặc biệt rất bền vững với các enzym beta - lactamase do vi khuẩn gram âm tiết ra.

2. Công dụng của thuốc Zanimex 750

Thuốc Zanimex 750 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục;
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng;
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm;
  • Có loại nhiễm khuẩn trong sản phụ khoa;
  • Bệnh viêm màng não;
  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Sử dụng thuốc Zanimex 750 để dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Tuân thủ sử dụng thuốc Zanimex 750 theo đúng chỉ định, có thể tham khảo thêm thông tin ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zanimex 750 hoặc tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zanimex 750 cho bệnh nhân quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin và các thành phần của thuốc, với những bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh nhóm penicillin, nên xem xét đến khả năng dị ứng chéo với thuốc Zanimex 750.

3. Liều dùng và đường dùng thuốc Zanimex 750

  • Người lớn: dùng thuốc Zanimex 750 với liều 750 mg mỗi 8 giờ, dùng theo đường tiêm tĩnh mạch> đối với nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều thuốc Zanimex 750 lên 750 mg - 1,5g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch. Tổng liều thuốc Zanimex 750 duy tri trong khoảng 3 - 6 g/ngày, dùng trong 10 ngày.
  • Bệnh nhân suy thận có ClCr 10 - 20mL/phút: dùng thuốc với liều 750mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ; đối với bệnh nhân có ClCr < 10 mL/phút: dùng liều 750mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, cách mỗi 24 giờ.
  • Bệnh nhân là trẻ em > 3 tháng tuổi: sử dụng thuốc Zanimex 750 với liều 50 - 100 mg/kg/ngày; trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều thuốc Zanimex 750 cao hơn lên đến 100 mg/kg/ngày; nhiễm khuẩn xương khớp dùng thuốc Zanimex 750 liều 150 mg/kg/ngày, viêm màng não dùng liều 200 - 240 mg/kg/ngày.

Bệnh nhân cần áp dụng chính xác liều thuốc Zanimex 750mg theo chỉ định của bác sĩ hoặc có thể tham khảo thêm theo bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, không được tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zanimex 750

Nhìn chung, các tác dụng ngoại ý do hoạt chất Cefuroxime gây ra thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số ít bệnh nhân sử dụng Cefuroxime có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm: tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.

Tương tự như các kháng sinh phổ rộng, thuốc Zanimex 750 cũng có các báo cáo (rất hiếm) về tình trạng viêm đại tràng giả mạc, viêm âm đạo, đau đầu.

Tăng bạch cầu ưa eosin và sự gia tăng thoáng qua enzyme ở gan (ALT và AST ) đã được ghi nhận trong quá trình điều trị bằng thuốc Zanimex 750. Ngoài ra, thuốc Zanimex 750 còn có thể gây thiếu máu, xuất huyết hoặc động kinh.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zanimex 750

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Zanimex 750:

  • Dị ứng với kháng sinh Penicillin;
  • Người già;
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú;
  • Trẻ em < 15 tuổi;
  • Bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận;
  • Đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan;
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh tiêu hóa viêm loét dạ dày, viêm kết tràng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

57 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Imanmj 250mg
    Công dụng thuốc Imanmj 250mg

    Thuốc Imanmj 250mg là thuốc kháng sinh mạnh, dùng đường tiêm. Thuốc thường được chỉ định dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Cilaprim
    Công dụng thuốc Cilaprim

    Thuốc Cilaprim được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc Cilaprim hiệu quả và sớm khắc phục bệnh, bạn nên thực hiện theo đúng phác đồ ...

    Đọc thêm
  • Norlinco Caps
    Công dụng thuốc Norlinco Caps

    Norlinco Caps thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Norlinco Caps ...

    Đọc thêm
  • aurotaz p
    Công dụng thuốc Aurotaz P

    Aurotaz P thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng bột pha tiêm. Thành phần của thuốc bao gồm Piperacillin và Tazobactam, được chỉ định điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Mikalogis
    Công dụng thuốc Mikalogis

    Thuốc Mikalogis có thành phần chính là Amikacin sulfate được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mikalogis có thể gặp một số tác dụng phụ như các phản ứng ...

    Đọc thêm