Công dụng thuốc Sutra

Thuốc Sutra là một dạng hỗn dịch được dùng trong điều trị, hỗ trợ điều trị và dự phòng nguy cơ viêm loét ở dạ dày, tá tràng hay thực quản. Để bạn hiểu rõ về công dụng của thuốc Sutra bạn hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Sutra có tác dụng gì?

Thuốc Sutra có thành phần chính là Sucralfat và cùng tá dược vừa đủ. Được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống.

Sucralfat là một phức hợp muối của của Nhôm Hydroxyd và Sucrose Octasulfate. Nó có tác dụng phân ly trong môi trường axit của dạ dày thành dạng anion, liên kết với nền của vết loét. Việc liên kết này giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các yếu tố như Pepsin, muối mật hay acid dịch vị. Sucralfat cũng làm cơ thể tăng sự bài tiết dịch nhầy dạ dày.

Sucralfat cũng là một chất đệm axit và có tác dụng ức chế hoạt động của Pepsin, góp phần hấp thụ muối mật. Những tính chất này của thuốc sucralfat giúp thuốc hoạt động như một rào cản trước sự tấn công của Acid, Pepsin và muối mật.

Sucralfate cũng có thể liên kết với phần niêm mạc không bị tổn thương. Giúp tạo hàng rào bảo vệ phần niêm mạc lành trước các yếu tố tấn công.

Ngoài ra, Sucralfat còn làm tăng mức độ của các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi và các yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp nhanh chóng chữa lành niêm mạc đường tiêu hóa.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Sutra

Thuốc Sutra được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị và dự phòng tái phát các bệnh như viêm loét dạ dày và tá tràng cấp và mạn tính, loét do nguyên nhân lành tính bệnh trào ngược dạ dày - thực quản,...
  • Phòng tái phát loét do stress.
  • Dự phòng loét đường tiêu hóa do sử dụng các loại thuốc gây tổn thương đường tiêu hoá như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Không sử dụng Sutra cho những người bệnh mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 18 tuổi không khuyến cáo dùng Sutra.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Sutra

3.1 Liều dùng thuốc Sutra 1g

  • Đối với loét tá tràng, dùng 2 gói Sutra/lần và 2 lần/ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối, dùng liên tục trong vòng 4 - 8 tuần. Dự phòng tái phát loét tá tràng thì nên giảm liều xuống còn 1 gói Sutra và 2 lần/ngày, không được dùng quá 24 tuần.
  • Loét dạ dày lành tính dùng với liều 1 gói Sutra x 4 lần/ngày, sử dụng đến khi người bệnh khỏi loét hoàn toàn.
  • Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản: Nên uống 1 gói Sutra/lần và 4 lần/ngày, vào các thời điểm trước ăn và buổi tối đi ngủ 1 giờ.
  • Nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, cần phối hợp sử dụng thêm các loại kháng sinh hay các thuốc trị HP phù hợp khác bên cạnh với việc điều trị bằng thuốc Sutra.

3.2 Cách dùng thuốc Sutra

Sutra bào chế dạng hỗn dịch uống, chỉ uống không được tiêm. Pha Sutra với một ít nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho hoà chung với nhau và phải dùng luôn sau khi pha. Không dùng Sutra với thức ăn mà nên dùng lúc bụng đói, tốt nhất là thời điểm 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Sutra

  • Thường gặp là tình trạng táo bón khi uống Sutra. Ngoài ra, thuốc còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như ỉa chảy, đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ đau đầu, đau lưng, ban đỏ,...
  • Các tác dụng không mong muốn hiếm gặp hơn là gây khó thở, phù Quincke, gây ra co thắt thanh quản hay cảm thấy dị vật dạ dày,...

5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Sutra

  • Sutra có đặc tính liên kết Phosphat. Tình trạng giảm Phosphat trong máu có thể xảy ra ở một số bệnh nhân khi dùng Sutra, kể cả với những người không bị suy thận.
  • Điều trị bằng thuốc Sutra nên được dùng một cách thận trọng ở những bệnh nhân bị giảm Phosphat máu từ trước đó và nếu dùng phải được theo dõi nồng độ Phosphate thường xuyên.
  • Bệnh nhân bị suy thận mạn hoặc những người được lọc máu thường sẽ bị suy giảm bài tiết các hợp chất nhôm. Ngoài ra, nhôm cũng không đi qua màng lọc máu vì nó liên kết với protein huyết tương như Albumin và Transferrin. Có thể dẫn tới tình trạng tích lũy nhôm. Vấn đề tích lũy nhôm và độc tính nhôm có thể gây ra chứng loạn dưỡng xương, bệnh lý xương khớp, bệnh não ở bệnh nhân suy thận. Cho nên Sutra phải được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận mãn tính.
  • Nguy cơ nhiễm độc do nhôm cũng có thể tăng thêm nếu sử dụng Sutra kèm với Vitamin D hoặc dùng các chất tương tự như vitamin D như Paricalcitol.
  • Khi điều trị thuốc Sutra chỉ nên dùng ngắn hạn và nên dự phòng nguy cơ tái phát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Chưa có báo cáo về tác dụng có hại của thuốc trên phụ nữ có thai. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bà mẹ đang cho con bú có thể được sử dụng thuốc Sutra.
  • Tương tác thuốc: Kết hợp các thuốc kháng acid với Sutra có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng đau do viêm loét gây ra, nhưng việc sử dụng cùng lúc các thuốc này lại khiến Sutra khó gắn được vào niêm mạc đường tiêu hóa, có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị, vì thế, nên sử dụng các thuốc kháng acid ít nhất cách nửa giờ rồi mới uống Sutra; Sutra làm giảm hấp thu của các dược chất như Theophylin, Warfarin, Phenytoin, thuốc Digoxin, Ranitidin, Ciprofloxacin,...
  • Thuốc Sutra nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 25 - 30 độ C, ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng, độ ẩm. Không được để trẻ em tiếp xúc trực tiếp với Sutra.

Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Sutra, nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan