Công dụng thuốc Apamtor

Apamtor thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường được chỉ định để làm giảm cholesterol trong máu nhằm hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tim mạch. Dưới đây là toàn bộ thông tin về thuốc Apamtor mà người bệnh cần nắm rõ trước khi được chỉ định dùng thuốc.

1. Apamtor là thuốc gì?

Apamtor là dược phẩm được sản xuất bởi Farmak JSC. – Ukraine và nhập khẩu vào Việt Nam do Công ty phần Fulink Việt Nam đăng ký.

Apamtor thuộc nhóm thuốc tim mạch với thành phần chính là hoạt chất Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) hàm lượng 10mg. Thuốc thường được chỉ định làm giảm cholesterol trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch.

Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 6 vỉ x 10 viên, mỗi viên có chứa 10mg Atorvastatin.

2. Công dụng thuốc Apamtor

2.1. Tác dụng thành phần thuốc Apamtor

Hoạt chất Atorvastatin là chất ức chế có chọn lọc đối với Enzyme HMG-CoA Reductase. Thuốc giúp làm giảm mức cholesterol chung và cholesterol LDL trong máu (LDL cholesterol bị xem là loại cholesterol "xấu" gây ra bệnh mạch vành).

Không như các loại thuốc khác trong nhóm, Atorvastatin có thể làm giảm nồng độ triglyceride trong máu.

Từ tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và apolipoprotein B, từ đó mang lại hiệu quả trong việc giảm nguy cơ về bệnh tim mạch trên người tăng mỡ máu.

2.2. Chỉ định dùng thuốc Apamtor

Thuốc Apamtor 10mg được chỉ định đối với những trường hợp sau đây:

  • Làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride, apolipoprotein B và tăng HDL-cholesterol ở những bệnh nhân có tăng cholesterol máu nguyên phát.
  • Bệnh nhân bị rối loạn beta lipoprotein máu nhưng không đáp ứng được với chế độ ăn uống.
  • Làm giảm LDL-cholesterol và cholesterol toàn phần ở những bệnh nhân có tăng cholesterol trong máu có tính gia đình đồng hợp tử khi chế độ ăn.

2.3. Chống chỉ định dùng thuốc Apamtor

Thuốc Apamtor không được dùng cho những trường hợp sau đây:

  • Người bị mẫn cảm với một trong số các thành phần có trong thuốc hoặc thuốc ức chế men khử HMG-CoA.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển hoặc tăng transaminase huyết thanh liên tục mà chưa tìm ra nguyên nhân.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi không được dùng thuốc.

3. Cách sử dụng, liều dùng thuốc Apamtor

Bạn nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn, chuyên viên y tế.

Cách dùng:

  • Thuốc được dùng theo đường uống, không được dùng theo đường khác và nên uống cùng với nước sôi để nguội hoặc nước lọc tinh khiết. Lưu ý không nên uống thuốc với nước lạnh, bia, rượu, cà phê, nước ngọt đóng chai, nước có gas...
  • Apamtor có thể uống lúc đói và lúc no đều được, bởi thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc. Tuy nhiên, thời gian lý tưởng để uống thuốc được các bác sĩ khuyên đó là vào trước khi đi ngủ sau bữa tối.
  • Khi dùng Apamtor thì không nên bẻ nhỏ, nghiền nát hoặc phân tán thuốc, vì có thể làm thay đổi thành phần của thuốc và làm giảm tác dụng điều trị.

Liều dùng:

  • Người lớn: Bắt đầu với liều 1 viên/1 lần/1 ngày và sau 1 tháng thì dựa vào các kết quả để đánh giá điều chỉnh liều lượng phù hợp, có thể tăng liều Apamtor 20mg (2 viên). Việc tăng liều có thể được chấp nhận nếu cần thiết, tuy nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ và không được dùng quá 8 viên/1 ngày.
  • Trẻ em từ 10 tuổi - dưới 18 tuổi: Dùng duy nhất 1 lần trong ngày, liều khởi đầu là 1 viên/1 ngày, sau đó có thể tăng liều và dừng lại ở 4 viên/1 ngày.

Lưu ý: Bác sĩ có thể chỉ định liều cao hơn dựa vào tình trạng bệnh hoặc tình trạng bệnh nhân có đáp ứng điều trị hay không. Vì vậy, cần áp dụng chính xác về liều dùng bác sĩ kê đơn, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc.

4. Tác dụng phụ thuốc Apamtor

Thuốc Apamtor thường được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể gặp phải bao gồm: Khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, tức ngực, đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay, đau khớp, nước tiểu có màu sẫm.

Chú ý: Nếu gặp phải các tác dụng phụ của thuốc hoặc có những dấu hiệu bất thường khác không được liệt kê ở trên thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, chuyên viên y tế để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc

Apamtor 10mg có thể tương tác với các loại thuốc khác gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị hoặc gia tăng tác dụng phụ không mong muốn.

Vì thế, để tránh tương tác thuốc thì trước khi sử dụng, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ được biết về tất cả những loại thuốc đang dùng, bao gồm thuốc điều trị bệnh được kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng... để bác sĩ nắm rõ và đưa ra sự tư vấn, kê đơn phù hợp nhất.

Một số loại thuốc tương tác với Apamtor bao gồm:

  • Thuốc chống đông, Indandione khi phối hợp với Atorvastatin sẽ làm tăng thời gian chảy máu hoặc thời gian prothrombin.
  • Cyclosporine, Gemfibrozil, Erythromycin hay thuốc ức chế miễn dịch, Niacin khi dùng phối hợp với Atorvastatin tăng nguy cơ bệnh cơ.
  • Dùng phối hợp Atorvastatin với Digoxin sẽ gây tăng nhẹ nồng độ digoxin trong huyết thanh.

6. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Apamtor

Khi sử dụng thuốc Apamtor, người bệnh cần thận trọng và chú ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn và sử dụng thuốc đạt được hiệu quả tốt nhất, đó là:

  • Thuốc Apamtor là thuốc kê đơn, vì thế người bệnh cần sử dụng theo đúng đơn kê được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay điều chỉnh liều lượng khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi điều trị với Apamtor 10mg cần loại trừ các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu thứ phát và cần định lượng các chỉ số lipid.
  • Nên giảm liều hoặc ngưng điều trị nếu creatine kinase tăng, bị viêm cơ hoặc nồng độ men gan trong huyết thanh tăng cao gấp 3 lần giới hạn bình thường.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, người uống rượu nhiều.
  • Ngoài uống thuốc theo đúng chỉ định thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn kiêng hợp lý trong suốt quá trình dùng thuốc.

7. Xử lý quên liều, quá liều thuốc

Quên liều: Nếu bạn quên một liều thì hãy uống ngay trong khoảng 1-2h đồng hồ so với thời gian quy định của thuốc. Còn nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên và dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định nhằm tránh gia tăng tác dụng phụ và xảy ra tình trạng quá liều.

Quá liều: Tình trạng quá liều có thể xảy ra ở những người lạm dụng thuốc, dùng liều cao hơn so với quy định. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ quá liều thì cần ngưng sử dụng thuốc và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được cấp cứu và có biện pháp xử trí kịp thời và phù hợp.

8. Cách bảo quản thuốc Apamtor

Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm, nhiệt độ không quá 30 độ C và không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nên để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà.

Đối với thuốc đã hết hạn hoặc không còn sử dụng nữa thì không được vứt vào toilet hay xả dưới vòi nước sinh hoạt của gia đình. Thay vào đó, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải để được tư vấn về cách tiêu hủy thuốc đúng cách và an toàn.

Toàn bộ thông tin về thuốc Apamtor được cung cấp và chia sẻ trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo mà không nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị y tế. Vì thế, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi có chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên môn. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn về cách sử dụng thuốc đạt được hiệu quả và an toàn nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

129 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Atroact-10
    Công dụng thuốc Atroact-10

    Thuốc Atroact-10 được sử dụng trong điều trị để làm giảm Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL Cholesterol cùng với đó là làm tăng nồng độ HDL (loại Cholesterol có lợi). Thuốc Atroact-10 có thành phần chính là Atorvastatin. Bài viết ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lipidtab 20
    Công dụng thuốc Lipidtab 20

    Trước khi chỉ định sử dụng thuốc Lipidtab, bác sĩ nên hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn giúp làm giảm cholesterol máu theo tiêu chuẩn và duy trì chế độ ăn này trong suốt thời gian điều trị. ...

    Đọc thêm
  • Ezeato
    Công dụng thuốc Ezeato

    Thuốc Ezeato thuộc nhóm thuốc hạ lipid máu, được sử dụng trong các trường hợp tăng cholesterol máu, mỡ máu cao hoặc người có bệnh lý mạch vành kết hợp với cholesterol cao. Nắm rõ công dụng, liều dùng và ...

    Đọc thêm
  • Forvastin 10
    Công dụng thuốc Forvastin 10

    Thuốc Forvastin 10 có thành phần chính là hoạt chất Atorvastatin dưới dạng Atorvastatin calci trihydrat với hàm lượng 10mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng điều trị tăng cholesterol máu nguyên ...

    Đọc thêm
  • Atorvpc 10
    Công dụng thuốc Atorvpc 10

    Thuốc Atorvpc 10 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Atorvastatin. Thuốc được sử dụng với mục đích điều trị tăng cholesterol máu.

    Đọc thêm