Công dụng thuốc Amfaneo

Alphachymotrypsin là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề và được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý. Hoạt chất này có mặt trong thuốc Amfaneo. Vậy người bệnh cần sử dụng Amfaneo như thế nào và nên lưu ý những gì?

1. Amfaneo là thuốc gì?

Amfaneo thuộc nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau với thành phần hoạt chất chính là Alphachymotrypsin. Thuốc Amfaneo được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam Ampharco và được bào chế dưới dạng viên nén.

2. Công dụng thuốc Amfaneo

Hoạt chất Alpha chymotrypsin trong thuốc Amfaneo bản chất là một loại enzyme, điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen và được chiết xuất từ tụy bò. Alpha chymotrypsin có tác dụng thủy phân protein chọn lọc tại các liên kết peptit giữa các acid amin có nhân thơm. Enzym này trước đây được sử dụng trong nhãn khoa với mục đích làm tan dây chằng treo thủy tinh thể để loại bỏ dễ dàng nhân mắt đục trong bao và giảm chấn thương cho mắt.

Vào khoảng những năm 1960 đến 1980, việc sử dụng chymotrypsin trong phẫu thuật đục thủy tinh thể diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên hiện nay nó đã được thay thế bằng những phương pháp hiện đại hơn. Ngoài ra, tác dụng thuốc Amfaneo còn bao gồm kháng viêm, giảm phù nề mô mềm do các nguyên nhân như áp xe, loét hoặc chấn thương và làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, một số bệnh lý phổi khác và viêm xoang.

Mỗi loại dược phẩm đều có tác dụng chính để điều trị một số bệnh lý hay tình trạng cụ thể. Do đó, tốt nhất là sử dụng thuốc Amfaneo để điều trị các bệnh lý theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu muốn điều trị các bệnh lý khác bằng sản phẩm Amfaneo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Amfaneo

Các trường hợp nên điều trị bằng thuốc Amfaneo bao gồm:

  • Kháng viêm, giảm phù nề sau chấn thương hoặc phẫu thuật, có thể bao gồm các tổn thương mô mềm, chấn thương cấp tính, bong gân, khối máu tụ, cần làm tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt;
  • Làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên trong hen phế quản, viêm phế quản, một số bệnh lý phổi khác và viêm xoang.

Bên cạnh đó, người bệnh có các đặc điểm sau không được điều trị bằng thuốc Amfaneo:

  • Cơ địa hoặc tiền sử xác định bị dị ứng Alphachymotrypsin và các thành phần khác của thuốc Amfaneo;
  • Bệnh nhân giảm Alpha-1 Antitrypsin, thường gặp ở người có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng hay hội chứng thận hư.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Amfaneo

4.1. Cách sử dụng thuốc Amfaneo

Mỗi loại thuốc hay dược phẩm bào chế theo các dạng khác nhau sẽ có cách dùng và đường dùng phù hợp. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Amfaneo trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng Amfaneo khác với thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng.

4.2. Liều dùng của thuốc Amfaneo

Người bệnh chỉ sử dụng thuốc Amfaneo theo đúng các chỉ định liệt kê ở phần trên với liều cụ thể như sau:

  • Đường uống: 2 viên thuốc Amfaneo 4.2 mg/lần, 3-4 lần mỗi ngày;
  • Ngậm dưới lưỡi: 4 – 6 viên Amfaneo 4.2mg mỗi ngày chia thành nhiều lần. Lưu ý người bệnh phải để viên nén tan dần dưới lưỡi.

Một số lưu ý về liều dùng thuốc Amfaneo:

  • Đối với người lớn: Các hướng dẫn về liều dùng thuốc Amfaneo chủ yếu theo đường uống, đồng thời người bệnh không tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ;
  • Đối với trẻ em: Đối tượng có sự khác biệt với người lớn về đặc điểm dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... Đồng thời, trẻ em không được phép là đối tượng thử nghiệm thuốc trên lâm sàng trước khi được cấp phép lưu hành. Do đó, việc sử dụng thuốc Amfaneo cho trẻ em cần đặc biệt thận trọng;
  • Xử lý khi dùng quá liều: Liên hệ ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế địa phương gần nhất;
  • Xử trí khi quên một liều thuốc Amfaneo: Nếu quên một lần uống thuốc, người bệnh hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra, thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với thời điểm được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, khi gần đến thời điểm của liều tiếp theo thì người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo lịch trình bình thường. Lưu ý không dùng gấp đôi liều thuốc Amfaneo theo hướng dẫn.

5. Một số lưu ý khi dùng thuốc Amfaneo

Hoạt chất Alphachymotrypsin trong Amfaneo có khả năng dung nạp tốt, ít có khả năng gây tác dụng phụ đáng kể. Một số bệnh nhân khuyến cáo không nên điều trị bằng thuốc Amfaneo bao gồm:

  • Người bị rối loạn đông máu mang tính di truyền hay không có yếu tố di truyền;
  • Người vừa hoặc sắp trải qua phẫu thuật;
  • Người bệnh đang điều trị bằng liệu pháp kháng đông;
  • Người có cơ địa dị ứng với các protein;
  • Phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú;
  • Bệnh nhân loét dạ dày.

Lưu ý khi dùng thuốc Amfaneo trong thời kỳ mang thai: Sản phẩm này khi dùng trong bất cứ thời điểm nào thai kỳ đều có nguy cơ gây tác động xấu như sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi... đặc biệt là ba tháng đầu. Do đó tốt nhất là không nên dùng thuốc Amfaneo ở đối tượng phụ nữ đang mang thai. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì bà bầu nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc Amfaneo trong thời kỳ cho con bú: Alphachymotrypsin có thể đi qua cơ thể trẻ thông qua việc bú mẹ. Do đó, để đảm bảo an toàn thì bà mẹ đang cho con bú không nên hoặc hạn chế sử dụng sản phẩm này.

6. Tác dụng phụ của thuốc Amfaneo

Theo ghi nhận chưa có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào liên quan đến việc sử dụng thuốc Amfaneo ngoại trừ các trường hợp đã nếu trong phần thận trọng khi dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở liều khuyến cáo không ghi nhận Alphachymotrypsin trong máu sau 24 - 48 giờ sử dụng.

Một số tác dụng phụ tạm thời của thuốc Amfaneo (thường sẽ biến mất khi ngưng thuốc hoặc giảm liều), bao gồm sự thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân. Một vài trường hợp đặc biệt có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn. Khi sử dụng ở liều cao, thuốc Amfaneo có thể gây phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.

7. Tương tác thuốc của Amfaneo

Việc sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ dẫn đến các tương tác thuốc dạng đối kháng hoặc hiệp đồng và thuốc Amfaneo không phải ngoại lệ. Một số tương tác thuốc của Amfaneo đã được ghi nhận:

  • Alphachymotrypsin kết hợp với các thuốc dạng enzym khác có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị. Đặc biệt khi người bệnh có chế độ ăn uống cân đối, sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin và muối khoáng có thể kích thích gia tăng hoạt tính của Alphachymotrypsin;
  • Một số loại hạt như hạt đậu jojoba, hạt đậu nành dại có chứa nhiều loại protein ức chế hoạt tính của Alphachymotrypsin. Tuy nhiên, việc đun sôi có thể làm bất hoạt các loại protein này;
  • Không sử dụng Alphachymotrypsin đồng giới với acetylcystein, một hoạt chất làm tan đờm ở phổi;
  • Không phối hợp thuốc Amfaneo với các thuốc kháng đông máu vị nguy cơ gia tăng hiệu lực kháng đông.

8. Cách bảo quản thuốc Amfaneo

  • Nồng độ, hàm lượng và các hoạt chất trong thuốc Amfaneo có thể bị ảnh hưởng khi việc bảo thuốc không đảm bảo hoặc do quá hạn sử dụng, từ đó dẫn đến những tác dụng không tốt. Do đó, người dùng cần đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng thuốc được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Tương tự các sản phẩm khác, thuốc Amfaneo nên bảo quản ở nơi có nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm cao và ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Khi thuốc Amfaneo hết hạn sử dụng hoặc không cần sử dụng nữa thì người dùng hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có biện pháp tiêu hủy thuốc an toàn, tuyệt đối không nên vứt thuốc Amfaneo vào toilet hoặc đường nước thải khi chưa có yêu cầu.
  • Không để thuốc Amfaneo trong tầm tay của trẻ em và cần tránh xa các loại thú nuôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan