Công dụng thuốc Albumarc

Thuốc Albumarc được tiêm truyền tĩnh mạch cho những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn, giảm albumin máu kèm phù nề,... Trong quá trình điều trị bằng thuốc Albumarc, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế gặp phải các tác dụng phụ.

1. Albumarc là thuốc gì?

Albumarc là dung dịch tiêm tĩnh mạch albumin, được sử dụng để điều trị cho các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị tình trạng giảm thể tích tuần hoàn máu;
  • Giảm albumin máu do cơ thể không sản xuất đủ, phân huỷ quá nhiều albumin, mất albumin hoặc tái phân khối albumin khỏi cơ thể;
  • Điều trị giảm albumin cho những người bị nhiễm trùng, viêm tụy hoặc thương nặng không thể phục hồi nhanh chóng dù đã bổ sung dinh dưỡng;
  • Giúp điều chỉnh áp suất thẩm thấu thấp trong máu và giúp thay thế cho lượng protein đã bị mất đi do bỏng nặng sau khoảng 24 tiếng đầu tiên;
  • Được sử dụng làm chất lỏng lót đối với bệnh nhân phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành;
  • Điều trị cho tình trạng giảm thể tích tuần hoàn kéo dài;
  • Điều trị hiện tượng giảm albumin huyết kèm theo tình trạng phù nề;
  • Sử dụng kết hợp với một số thuốc khác như thuốc viên nước nhằm điều trị tình trạng sưng phù chất lỏng bên trong phổi (phù phổi kẽ) và giảm protein huyết ở người trưởng thành bị suy hô hấp (ARDS);
  • Điều trị tình trạng sưng tấy cho những đối tượng mắc thận hư nặng đang sử dụng steroid hoặc thuốc nước;
  • Điều trị bệnh tan máu (HDN) ở trẻ sơ sinh.

Do thuốc Albumarc được sử dụng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch, do đó người bệnh chỉ được phép dùng thuốc khi có sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.

2. Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc Albumarc

Trước khi quyết định sử dụng Albumarc thuốc truyền tĩnh mạch, người bệnh cần cân nhắc những lợi ích và rủi ro mà loại thuốc này có thể mang lại trong quá trình điều trị. Đối với thuốc Albumarc, bác sĩ và người bệnh cần xem xét một số điều sau đây:

Tình trạng dị ứng của bệnh nhân

Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bản thân từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng đối với hoạt chất trong Albumarc hay các loại thuốc tương tự khác. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của mình đối với thực phẩm, chất bảo quản, động vật hoặc thuốc nhuộm để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra phản ứng khi tiêm truyền tĩnh mạch bằng Albumarc. Đối với các loại thuốc không kê đơn, bạn cần đọc kỹ nhãn dán và xem xét các thành phần hoá học có trong thuốc.

Nhi khoa và lão khoa

Hiện nay chưa có bất kỳ thông tin cụ thể nào chứng minh việc dùng thuốc Albumarc có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân này, việc sử dụng Albumarc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và tiêm Albumin với liều lượng phù hợp so với trọng lượng cơ thể.

Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú

Không có đầy đủ nghiên cứu giúp xác định rủi ro đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc Albumarc. Trước khi dùng Albumarc cho nhóm đối tượng này, bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ để cân nhắc lợi ích tiềm năng so với những rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn khi tiêm truyền thuốc.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Albumarc đúng cách

3.1. Cách sử dụng thuốc Albumarc

Thuốc Albumarc sẽ được tiêm truyền tĩnh mạch thông qua một cây kim nhỏ đặt vào tĩnh mạch của người bệnh. Quá trình tiêm truyền Albumarc sẽ được thực hiện bởi y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo dùng thuốc an toàn và đúng cách.

3.2. Liều lượng sử dụng thuốc Albumarc

Liều tiêm truyền albumin 5% cho người bị viêm phúc mạc, bỏng, viêm tuỵ, sốc:

  • Đối với người lớn: Liều khởi đầu khoảng 250 hoặc 500ml IV với tốc độ từ 1 – 2ml / phút trong trường hợp không xảy ra phản ứng sốc. Tổng thể tích truyền và tốc độ truyền albumin 5% sẽ được xác định dựa trên phản ứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu đáp ứng không đủ, liều tiêm truyền albumarc sẽ được bổ sung trong vòng 15 – 30 phút.
  • Đối với trẻ em: Liều khởi đầu khoảng 4,5 – 6,8ml / kg trọng lượng cơ thể.

Liều tiêm truyền albumin 25% cho người bị viêm phúc mạc, bỏng, viêm tuỵ, sốc:

  • Đối với người lớn: Liều khởi đầu khoảng 200 – 300ml IV nhằm giảm tình trạng phù nề và đưa lượng protein huyết thanh về mức bình thường. Bởi những bệnh nhân này có thể tích máu xấp xỉ bình thường, do đó không nên truyền IV nhanh hơn 100ml trong vòng 30 – 45 phút nhằm tránh tình trạng quá tải tuần hoàn. Nếu muốn dùng chậm hơn, bác sĩ có thể phối hợp 200ml albumin 25% cùng với 300ml dung dịch dextrose 10% và truyền nhỏ giọt liên tục với tốc độ 100ml / giờ.
  • Đối với trẻ em: Chưa có khuyến cáo sử dụng albumin 25%.

3.3. Điều chỉnh liều lượng thuốc Albumarc

Khi tiêm truyền dung dịch albumin 25% không pha loãng cho người có thể tích máu bình thường với tốc độ truyền đủ chậm khoảng 1ml / phút nhằm ngăn thể tích huyết tương bị giãn nở quá nhanh.

Lượng tiêm truyền albumin và thời gian sử dụng trong điều trị sốc cần dựa trên khả năng đáp ứng của bệnh nhân, mức độ tắc nghẽn phổi, huyết áp và hematocrit. Nếu người bệnh tiếp tục mất đi protein, bác sĩ có thể cung cấp thêm bằng các túi chứa tế bào hồng cầu.

Đối với điều trị bỏng bằng thuốc Albumarc sẽ được đề xuất trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ cần đến nhiều albumin hơn, trong khi ít dung dịch tinh thể hơn nhằm duy trì cân bằng chất điện giải và ngăn ngừa sự cô đặc. Thời gian điều trị bằng albumarc có thể điều chỉnh dựa trên mức độ mất protein bài tiết qua thận và giảm tổng hợp albumin. Nếu nâng cao mức tiêm truyền albumin trên 4g / 100ml có thể làm tăng tốc độ dị hoá.

4. Các tác dụng phụ của thuốc Albumarc

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Albumarc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Khi xảy ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ để được chăm sóc y tế ngay lập tức, bao gồm:

  • Ho (có thể kèm theo đờm màu hồng sủi bọt), đau tức ngực, khó nuốt;
  • Chóng mặt, môi và móng tay xanh tái;
  • Khó thở, da nhợt nhạt, tim đập nhanh;
  • Phát ba, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay trên da;
  • Tăng tiết mồ hôi, sưng mí mắt, sưng xung quanh mắt, môi, mặt hoặc lưỡi;
  • Mệt mỏi, nhìn mờ, khó chịu ở ngực;
  • Sưng chân hoặc mắt cá chân;
  • Ớn lạnh, lú lẫn, choáng váng hoặc ngất xỉu;
  • Sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, đau ở hàm, cánh tay, cổ hoặc lưng;
  • Mất hoặc thay đổi vị giác.

Những tác dụng phụ trên có thể xảy ra khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân và có thể biến mất trong quá trình điều trị bằng thuốc Albumarc khi cơ thể đã thích nghi với thuốc. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn một số cách giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt sự hiện diện của những tác dụng phụ này.

5. Cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc Albumarc?

Trong quá trình sử dụng Albumarc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, người bệnh cần thận trọng một số điều sau đây:

  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trước khi tiêm truyền Albumarc nhằm kiểm tra các tác dụng ngoài ý muốn;
  • Thuốc Albumarc có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) và cần được xử lý nhanh chóng bởi nó có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu xuất hiện triệu chứng ngứa, phát ban, khó thở, khó nuốt, khàn giọng hoặc sưng tấy mặt / miệng / tay sau khi dùng thuốc.
  • Thuốc Albumarc có thể làm tăng thể tích máu hoặc gây loãng máu, dẫn đến tình trạng quá tải cho mạch máu, tim và phổi. Tình trạng này thường đặc trưng bởi các dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở, đau đầu, choáng váng, chóng mặt hoặc tĩnh mạch hình cầu phồng lên.
  • Báo cho bác sĩ ngay nếu bạn bị mờ mắt, thay đổi khả năng nhận diện màu sắc, tiểu ra máu, đau ngực, khó chịu ở ngực, đau đầu, nhịp tim / nhịp thở không đều, đau thắt lưng, sưng mặt, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa hoặc suy nhược bất thường sau khi tiêm truyền thuốc albumarc.
  • Do thuốc Albumarc được làm từ máu người hiến tặng, vì vậy một số sản phẩm có thể chứa vi rút và truyền sang cho người nhận chúng. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra tình trạng này tương đối thấp. Để giảm nguy cơ lây truyền vi rút, cả người hiến máu và máu được hiến đều được thực hiện xét nghiệm vi rút.

6. Tương tác thuốc Albumarc

6.1. Albumarc tương tác với những loại thuốc nào?

Một số loại thuốc khi sử dụng chung với Albumarc có thể dẫn đến phản ứng tương tác và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh. Để biết được liệu thuốc Albumarc có thể tương tác với những thuốc nào, bệnh nhân cần trao đổi cụ thể với bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần báo cho chuyên gia chăm sóc sức khoẻ biết về bất kỳ loại thuốc nào mà mình đang sử dụng, bao gồm thuốc OTC, thuốc kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc vitamin,... nhằm ngăn ngừa nguy cơ tương tác thuốc.

6.2. Tương tác của thuốc Albumarc với thức ăn / rượu / thuốc lá

Một số loại thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng cùng hoặc gần thời điểm ăn uống bởi nó có thể xảy ra tương tác. Sử dụng thuốc lá và rượu cùng thuốc Albumarc cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ tương tác. Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng Albumarc cùng với rượu, thuốc lá hoặc thức ăn.

6.3. Các vấn đề sức khoẻ làm ảnh hưởng đến việc dùng thuốc Albumarc

Thực tế, một số tình trạng sức khoẻ có thể làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến công dụng của thuốc Albumarc. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu đang có bất kỳ vấn đề nào dưới đây:

  • Bị dị ứng với N-acetyl birdptophan và natri caprylate;
  • Thiếu máu trầm trọng;
  • Suy tim (lượng máu bình thường hoặc tăng lên);
  • Có các vấn đề về chảy máu như xuất huyết tạng;
  • Tăng huyết áp;
  • Suy thận;
  • Giãn tĩnh mạch thực quản;
  • Phù phổi (thận trọng khi truyền tĩnh mạch albumarc vì nó có thể làm tăng nguy cơ loãng máu hoặc tăng thể tích máu).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com, holevn.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan