Công dụng của thuốc Aprodine

Thuốc Aprodine được sử dụng giúp làm giảm tạm thời những triệu chứng do cảm lạnh thông thường, cảm cúm, tình trạng dị ứng hoặc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm phế quản,... Vậy công dụng của thuốc Aprodine là gì?

1. Thuốc Aprodine có tác dụng gì?

Thuốc Aprodine là thuốc gì? Thuốc Aprodine thuộc nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm chảy nước mắt, ngứa mũi họng,... được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như:

Bên cạnh những công dụng trên, thuốc Aprodine có thể còn được sử dụng điều trị một số bệnh lý khác mà không được liệt kê ở trên. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc hiệu quả.

2. Cách sử dụng thuốc Aprodine

Thuốc Aprodine được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang do vậy có thể sử dụng thuốc lúc đói hoặc no. Hãy uống thuốc với một ly nước đầy để tránh tình trạng kích thích dạ dày. Không nhai, không nghiền nát hay chia nhỏ các viên nén giải phóng chậm. Liều lượng sử dụng thuốc Aprodine sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.

Sử dụng thuốc Aprodine thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Aprodine theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng của thuốc hay lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Aprodine

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Aprodine bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Khô mũi miệng
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Khó ngủ
  • Buồn nôn, nôn
  • Thay đổi tâm trạng như lú lẫn, ảo giác
  • Khó đi tiểu
  • Ù tai
  • Thay đổi về thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi,...
  • Nhịp tim nhanh
  • Co giật
  • Tim đập nhanh
  • Mất màu gia
  • Lo lắng

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Aprodine đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Aprodine vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như khó thở, chóng mặt nghiêm trọng, phát ban, sưng hoặc ngứa vùng mặt, cổ họng, lưỡi,... Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Aprodine

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Aprodine bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng với Aprodine hay bất kỳ dị ứng nào khác. Aprodine có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, hay chất bảo quản.
  • Thận trọng sử dụng thuốc Aprodine với những người bệnh đang có vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, khí phế thũng, bệnh tăng nhãn áp, bệnh đái tháo đường, vấn đề về tim, bệnh gan, thận, động kinh, cường giáp, khó đi tiểu,...
  • Thuốc Aprodine có thể gây ra tình trạng chóng mặt và buồn ngủ, đặc biệt tăng lên ở những người có sử dụng chất kích thích như rượu. Do vậy, không lái xe hay sử dụng máy móc hoặc bất kỳ công việc nào cần sự tập trung và tỉnh táo.
  • Với những dạng lỏng, dạng viên hoặc hoà tan của thuốc Aprodine có thể chứa aspartame và đường. Vì thế, hãy cân nhắc dùng thuốc với người bệnh đái tháo đường, bệnh gan, phenylceton niệu,...
  • Đối với người lớn tuổi sẽ nhạy cảm hơn với thuốc Aprodine, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, nhịp tim nhanh, đập không đều, khó ngủ hoặc những vấn đề về tiểu tiện. Bên cạnh đó, những tình trạng như khó ngủ, chóng mặt buồn ngủ và lú lẫn có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Do vậy, người cao tuổi khi dùng thuốc cần được theo dõi đặc biệt.
  • Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc Aprodine như kích động hoặc kích thích. Do vậy, cần đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho trẻ.
  • Thuốc Aprodine có thể tiết vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ, do vậy phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.

Hãy bổ sung lại liều thuốc đã quên trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra gần với thời gian của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lịch trình ban đầu. Không được tự ý bổ sung gấp đôi liều dùng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Aprodine có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, suy nhược cơ thể,...

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Aprodine, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang dùng bao gồm vitamin, thuốc không kê đơn, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Aprodine bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin áp dụng cho da chẳng hạn như diphenhydramine kem, thuốc mỡ, xịt.
  • Thuốc huyết áp đặc biệt là guanethidine, methyldopa, thuốc chẹn beta như atenolol, hoặc chẹn kênh canxi như nifedipine.
  • Dùng thuốc ức chế MAO với thuốc Aprodine có thể gây ra tương tác thuốc nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Tránh dùng các chất ức chế MAO như linezolid, isocarboxazid, xanh methylen, moclobemide, phenelzine, procarbazine, safinamide, selegiline, tranylcypromine, rasagiline trong khi điều trị bằng thuốc Aprodine. Hầu hết các chất ức chế MAO cũng không nên dùng trong hai tuần trước khi điều trị bằng thuốc Aprodine. Hỏi bác sĩ của bạn khi nào bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc Aprodine.
  • Thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho như codeine, hydrocodone
  • Rượu
  • Cần sa
  • Thuốc ngủ hoặc chống lo lắng như alprazolam, zolpidem, lorazepam
  • Thuốc giãn cơ như carisoprodol, cyclobenzaprine
  • Thuốc kháng histamin khác như cetirizine, diphenhydramine

6. Cách bảo quản thuốc Aprodine

Bảo quản thuốc Aprodine ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Aprodine ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Aprodine trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Aprodine tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hoặc đã quá hạn sử dụng hãy xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Aprodine vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu.

Tóm lại, thuốc Aprodine có tác dụng giảm tạm thời những triệu chứng do cảm lạnh thông thường, cảm cúm, tình trạng dị ứng hoặc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm phế quản,... Tuy nhiên, Aprodine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe