Thuốc Chlorthalidone thuộc nhóm thuốc lợi tiểu được bào chế ở dạng viên nén và được chỉ định sử dụng điều trong các trường hợp tăng huyết áp, suy tim mãn tính,... Tuy nhiên, với một số trường hợp thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như hạ natri máu, hạ kali máu,... Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về công dụng cũng như sử dụng thuốc Chlorthalidone trong điều trị để đạt hiệu quả.
1. Dược động học và dược lực học của thuốc Chlorthalidone
Chlorthalidone là thuốc gì? Chlorthalidone là thuốc lợi tiểu có liên quan đến thành phần benzothiadiazine với thời gian tác dụng kéo dài. Tác động chủ yếu của thuốc Chlorthalidone thực hiện trên ống thận xa với các hoạt động ức chế tái hấp thu muối NaCl bằng cách tạo đối kháng với các chất động vận chuyển ion natri và ion Clo đồng thời thúc đẩy tái hấp thu ion Ca, Na. Cùng với đó, nước cũng được tăng cường đưa đến ống góp dẫn đến tăng bài tiết và bài tiết ion Kali và ion H. Trong quá trình sử dụng thuốc Chlorthalidone có thể đơn vị của huyết áp tăng nhẹ đến trung bình nhưng vẫn đáp ứng tốt trên bệnh nhân cao tuổi, và làm giảm mạch máu não, tim mạch và tổng tỷ lệ mắc cũng như tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch gây nên.
Trong trường hợp đối với các bệnh đái tháo đường nhạt do thận thì thuốc Chlorthalidone có thể bị giảm một cách tỷ lệ thuận với tình trạng đa niệu. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa có những bằng chứng nghiên cứu rõ ràng.
Thuốc Chlorthalidone có khả năng sinh khả dụng tới 64%, và nồng độ thuốc đạt đỉnh khi đưa vào cơ thể từ sau 8 đến 12 tiếng. Khi đi vào cơ thể thuốc Chlorthalidone sẽ được phân bố chủ yếu với các liên kết protein huyết tương chiếm khoảng 76% đặc biệt albumin và thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai cũng như sữa mẹ.
Quá trình chuyển hoá và bài tiết của thuốc Chlorthalidone được thực hiện qua cơ quan gan và đi vào mật. Trong khoảng thời gian 120 giờ, có khoảng 70% thuốc sử dụng đúng liều được bài tiết thông qua nước tiểu và phân, dạng bài tiết chủ yếu không đổi. Chlorthalidone còn được thải trừ qua thận, với thời gian bán thải trung bình khoảng 50 giờ và sẽ không thay đổi với trường hợp sử dụng thuốc kéo dài.
2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Chlorthalidone
Thuốc Chlorthalidone được chỉ định trong điều trị các trường hợp tăng huyết áp hoặc điều trị suy tim mãn tính có mức độ ở nhẹ đến trung bình được quy ước theo Hiệp hội tim mạch Mỹ là độ II và độ III (NYHA II và III). Hoặc các tình trạng phù do suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp hay suy thận mãn. Hoặc các trường hợp bị cổ trướng do xơ gan ở những bệnh nhân có thể được kiểm soát chặt chẽ. Hoặc sử dụng trong dự phòng tình trạng sỏi canxi ở thận.
Thuốc Chlorthalidone được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng 12,5 mg và 50 mg. Thuốc được sử dụng bằng đường uống và nên uống thuốc với thức ăn.
- Đối với người lớn liều sử dụng thuốc Chlorthalidone trong các trường hợp:
- Điều trị tăng huyết áp: Bắt đầu liều điều trị khởi đầu là 25mg/ ngày và có thể tăng liều lên đến 50mg/ ngày. Liều tối đa có thể sử dụng cho điều trị tăng huyết áp có thể lên tới 100mg uống một lần trong ngày
- ĐIều trị suy tim ổn định hoặc mãn tính ở cấp độ NYHA II và III: Liều điều trị khởi đầu từ 25 mg đến 50mg/ ngày. Trong trường hợp suy tim nghiêm trọng có thể tăng liều lên 100mg đến 200mg/ ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng liều duy trì với hàm lượng 25mg đến 50mg mỗi ngày hoặc cách ngày.
- Điều trị phù có nguyên nhân xác định: Liều điều trị khởi đầu từ 50mg đến 100mg. ngày. Tuy nhiên, với một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định liều bắt đầu 100mg nhưng cách ngày hoặc 3 lần một tuần. Liều sử dụng để duy trì có thể giảm liều sử dụng thông thường xuống mức thấp hơn sau vài ngày. Liều tối đa của thuốc Chlorthalidone là 200mg một ngày.
- Đối với trẻ em: Liều sử dụng thuốc Chlorthalidone ở mức thấp nhất đã mang lại hiệu quả trong điều trị. Chẳng hạn có thể sử dụng liều điều trị ban đầu từ 0,5mg đến 1mg/ kg thể trọng trong 48 giờ và liều tối đa cho trẻ khoảng 1,7mg/ kg/ 48 giờ.
Xử trí quên liều và quá liều
Nếu trường hợp người bệnh quên liều, thì có thể uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều quên mà gần với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm đúng của liều kế tiếp. Người bệnh không nên uống gấp đôi liều.
Nếu người bệnh sử dụng quá liều thuốc Chlorthalidone có thể xảy ra một số ảnh hưởng với những dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, hạ thể tích máu hoặc hạ huyết áp hoặc rối loạn điện giải liên quan đến rối loạn tim và co thắt cơ. Với trường hợp quá liều thì không có thuốc giải độc có thể thực hiện rửa dạ dày, gây nôn hoặc dùng than hoạt tính để giảm hấp thu. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi huyết áp và cân bằng dịch hoặc điện giải. Và tùy theo trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
3. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Chlorthalidone và một số lưu ý
Thuốc Chlorthalidone mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong điều trị, tuy nhiên với một số trường hợp chống chỉ định khi điều trị của thuốc Chlorthalidone như quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Hoặc các trường hợp suy gan hoặc suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 30ml/ phút, hạ kali máu dai dẳng, hạ natri máu hoặc tăng canxi huyết có triệu chứng, tăng acid uric máu có tiền sử bệnh gout, tăng huyết áp trong thai kỳ.
Thuốc Chlorthalidone mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong điều trị, tuy nhiên với một số trường hợp chống chỉ định khi điều trị của thuốc Chlorthalidone như quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Hoặc các trường hợp suy gan hoặc suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 30ml/ phút, hạ kali máu dai dẳng, hạ natri máu hoặc tăng canxi huyết có triệu chứng, tăng acid uric máu có tiền sử bệnh gout, tăng huyết áp trong thai kỳ.
Tương tác thuốc Chlorthalidone với các thuốc khác:
- Thuốc Chlorthalidone tương tác với thuốc lợi tiểu làm tăng tác dụng của các dẫn xuất curare và thuốc hạ huyết áp.
- Thuốc Chlorthalidone có tác dụng hạ kali huyết hoặc tăng cường bởi corticosteroid, ACTH,...
- Sử dụng kết hợp với thuốc trị đái tháo đường nhưng cần điều chỉnh liều điều trị.
- Sử dụng đồng thời với thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể làm giảm hoạt tính lợi tiểu và hạ huyết áp của thuốc Chlorthalidone.
- Sinh khả dụng của các thuốc có tác dụng lợi tiểu thiazid có thể tăng khi dùng phối hợp với các thuốc kháng cholinergic. Tuy nhiên, khả năng hấp thu của thuốc lợi tiểu thiazid có thể bị suy giảm khi sử dụng kết hợp với các chất trao đổi anion như cholestyramine.
- Sử dụng kết hợp thuốc Chlorthalidone có thể làm tăng tác dụng của muối canxi và vitamin D. Kết quả có thể thấy tăng canxi máu thoáng qua nhưng với một số trường hợp có thể kéo dài dai dẳng cùng với các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi hoặc chán ăn ở bệnh nhân cường cận giáp.
- Sử dụng điều trị đồng thời với Cyclosporin thì thuốc Chlorthalidone có khả năng làm tăng nguy cơ tăng acid uric máu và các biến chứng gây nên bệnh gout.
- Tránh sử dụng kết hợp thuốc Chlorthalidone, chlotalidone, muối kali ở những người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển do nguy cơ tăng kali huyết quá mức.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi các khả năng hoạt động của thuốc Chlorthalidone hoặc cũng có thể làm giả các tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin thuốc và được tư vấn của bác sĩ điều trị. Đồng thời phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.