Phổ đột biến của MECP2 ở bệnh nhân người Việt Nam với hội chứng Rett

Tác giả: Lê Thị Thanh Hương 1* , Đỗ Thị Diễm Trinh 1* , Vũ Duy Chinh 2 , Lý Thị Thanh Hà 1 , Bùi Thị Phương Hoa 1 , và Nguyễn Thanh Liêm 1 .

1 Phòng công nghệ gen, Viện Nghiên Cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec, 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

*Thông tin liên hệ: huongev.nihe@gmail.com

Tạp chí: BMC Medical Genetics, Số 19, Trang 137, Năm 2018.

Ngày nhận: 20 tháng 03 năm 2018; Ngày chấp nhận: 30 tháng 07 năm 2018.

Ngày đăng online: 06 tháng 08 năm 2018.

DOI: https://doi.org/10.1186/s12881-018-0658-x .

Giới thiệu: Hội chứng Rett (RTT) là hội chứng rối loạn phát triển thần kinh trầm trọng ở trẻ em, đặc trung bởi thời kỳ phát triển thần kinh bình thường ở trẻ trong giai đoạn từ 6 đến 18 tháng, sau đó bắt đầu sự suy thoái về kỹ năng vận động và ngôn ngữ kết hợp với các cử động rập khuôn ở tay. Hội chứng RTT xảy ra chủ yếu là do đột biến gen de novo (đột biến mới phát sinh trong quá trình phát triển bào thai) trên gen MECP2 (methyl-CpG-binding protein 2).

Phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện trên 27 bệnh nhân nữ mắc hội chứng RTT điển hình với độ tuổi từ 18 đến 48 tháng. Bác sĩ chuyên khoa thực hiện đánh giá lâm sàng và đưa ra chẩn đoán dựa trên các tiêu chí chẩn đoán RTT. Mẫu máu của bệnh nhân được thu thập để xét nghiệm, tách DNA. Sau đó, chúng tôi thực hiện khuếch đại gen MECP và giải trình tự vùng mã hóa nhằm tìm ra các đột biến trên gen này.

Kết quả: Đột biến trên gen MECP2 đã được tìm thấy ở 20 bệnh nhân (74%) bao gồm: 2 đột biến lỗi nghĩa (missense), 4 đột biến gây dừng tổng hợp protein (nonsense), 6 đột biến lệch khung đọc (frameshift), và 2 đột biến mất nucleotide (deletion). Trong 14 loại đột biến được xác định trong nghiên cứu này, có 4 loại đột biến, theo phân tích các điểm đột biến này lần đầu tiên được phát hiện, chưa từng được công bố trên các cơ sở dữ liệu hay báo cáo nào: c.1384-1385DelGT, c.1205insT, c.717delC và c.1132_1207del77. Tỉ lệ C > T được tìm thấy cao (70%) trong đột biến các vùng CpG.

Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy tỉ lệ đột biến C >T cao trong vùng CpG, là vùng gen thường hay bị biến đổi và hay được xác định ở bệnh nhân Rett, một hội chứng chủ yếu gây ra do đột biến phát sinh . Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên nhằm xác định phổ đột biến trên gen MECP2 ở bệnh nhân Việt Nam và cũng là một bước quan trọng nhằm tiến đến nâng cao việc chẩn đoán và chăm sóc cho bệnh nhân Rett.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

494 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan