Phân độ chấn thương cột sống theo Frankel

Chấn thương cột sống tuy không phổ biến nhiều như chấn thương cột sống thắt lưng, nhưng lại có những tổn thương phức tạp hơn. Đồng thời do hình thái của tổn thương cột sống đa dạng hơn nên rất khó khăn trong việc phân loại chấn thương. Có hai cách phân loại chấn thương cột sống phổ biến là theo Dennis và theo phân loại Frankel. Nhờ có những phân loại chi tiết nên giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và chính xác hơn.

1. Nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống?

Chấn thương cột sống là một bệnh khá phổ biến, với nhiều mức độ khác nhau cùng nguyên nhân đi kèm. Những nguyên nhân phổ biến gây nên chấn thương cột sống như:

  • Do bị tai nạn giao thông
  • Do những tai nạn lao động mà điển hình là ngã từ trên cao xuống gây lún, xẹp và vỡ đốt sống.
  • Do những chấn thương trong thể thao mà phổ biến là đua xe, đua ngựa, đá bóng...
  • Do những tai nạn ngoài ý muốn như tự tử, đạn bắn....

2. Chấn thương cột sống theo Frankel có mấy loại?

Dựa trên những tổn thương tại tủy sống hoàn toàn hay không hoàn toàn khi bệnh nhân bị mất chức năng vận động, cảm giác và phản xạ dưới những tổn thương sau khi chấm dứt giai đoạn choáng tủy. Độ nặng nhẹ của tổn thương tủy sống hoàn toàn tỉ lệ nghịch với vị trí giải phẫu.

Bảng phân loại Frankel có 5 loại như sau:

  • Thứ nhất là hoàn toàn mất cảm giác hay vận động ở đoạn S4 – S5. Nghĩa là không còn vận động và cảm giác nào cả.
  • Thứ hai là không hoàn toàn mất cảm giác, vẫn còn nhưng không vận động dưới tổn thương ( có bao gồm đoạn S4 – S5). Nghĩa là còn cảm giác tuy nhiên không còn vận động.
  • Thứ ba là không hoàn toàn mất cảm giác, còn vận động nơi tổn thương ( khoảng 50% các cơ chính dưới tổn thương <3). Nghĩa là còn cảm giác và còn vận động. Tuy nhiên vận động không hữu hiệu.
  • Thứ tư là không hoàn toàn mất cảm giác, còn vận động ở dưới tổn thương ( khoảng 50% các cơ chính có sức cơ >= 3). Nghĩa là còn cảm giác và còn vận động hữu hiệu.
  • Thứ năm là bình thường, không bị mất cảm giác và vận động bình thường. Nghĩa là hoạt động cảm giác và những vận động bình thường.

Phân loại Frankel thì có 5 loại chấn thương cột sống tùy theo mức độ từ nặng đến nhẹ. Và cũng theo Frankel thang điểm đó để có những sơ cứu và phác đồ điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

3. Điều trị chấn thương cột sống như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương cột sống theo bảng phân loại Frankel mà bác sĩ sẽ đưa các cách điều trị phù hợp, tuy nhiên có những mục tiêu chính sau đây:

  • Giúp nắn cố định phần cột sống bị tổn thương
  • Giúp phòng biến chứng tổn thương tủy sống
  • Giúp phục hồi chức năng cột sống
  • Giúp tránh tổn thương tủy thứ phát

Những biện pháp sơ cứu bệnh nhân chấn thương cột sống

  • Việc đầu tiên cần làm là giúp cho cột sống được giữ nguyên bất động. Cần giữ bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng hay nằm sấp trên võng mềm, tránh va chạm.
  • Sau đó là kiểm soát đường hô hấp trên và dưới. Cẩn thận đề phòng có tràn máu và tràn khí màng phổi
  • Tiếp đến là hồi sức cho bệnh nhân. Kiểm soát được huyết động và đảm bảo máu dưới tủy, cố gắng duy trì huyết áp từ 110 – 140 mmHg.
  • Giảm đau cho bệnh nhân tránh trường hợp đau đớn mà vận động mạnh
  • Ngoài chấn thương cột sống thì bác sĩ cần tìm hiểu xem bệnh nhân có những tổn thương khác kèm theo không?
  • Có thể đặt Sonde dạ dày và Sonde tiểu
  • Cần chuyển bệnh nhân lên chuyên khoa để việc khám chữa được an toàn và đảm bảo hơn.

Những lưu ý khi điều trị chấn thương cột sống

Điều trị nội khoa

Được chỉ định điều trị trong những trường hợp gãy vững và không có những chèn ép dây thần kinh như có máu tụ ngoài màng tủy, tràn máu và tràn khí đi kèm.

Lưu ý điều trị nội khoa theo những nguyên tắc sau: Mặc áo nẹp cột sống 4- 6 tuần khi có những tổn thương ở xương hay dây chằng.

Điều trị giảm đau và giãn cơ, chống phù nề

Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp như: tổn thương cột sống ngực để nhằm mục đích hạn chế các hậu quả và tổn thương tiên phát, thứ phát của tủy, làm vững cột sống để tạo điều kiện chăm sóc và phục hồi chức năng.

Trong những tình huống sau thì cần có chỉ định mổ: Mất vững cột sống hay chèn ép cột sống.

Kĩ thuật mổ trong từng trường hợp chấn thương cột sống được áp dụng như sau:

  • Với bệnh nhân mất vững cột sống không có chèn ép vào tủy thì cố định cột sống đơn thuần.
  • Với bệnh nhân mất vững cột sống có chèn ép tủy thì cố định cột sống và mở cung sau giải ép thần kinh.
  • Với bệnh nhân có tụ máu ngoài màng cứng và không mất vững cột sống thì mở cung sau giải phóng chèn ép.

4. Những biến chứng của chấn thương cột sống

Do chấn thương cột sống liên quan đến tủy, nên những biến chứng của chúng cũng kéo theo tủy sống. Điển hình như:

  • Rối loạn vận động, mất vận động: thường thấy ở hai chân, thậm chí cả 2 chân và 2 tay ( những trường hợp bị tổn thương gần cổ). Bệnh nhân có dấu hiệu teo cơ, cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ hay rỗng tủy.
  • Bệnh nhân bị rối loạn cảm giác: thường là xuất hiện ở phía dưới vùng tủy sống đã bị tổn thương gây ra chứng tê, đau hay biến chứng và thương tật thứ phát như bị loét.
  • Bệnh nhân có khả năng bị rối loạn thần kinh thực vật: là rối loạn phản xạ tự động, hạ huyết áp, rối loạn điều nhiệt, đại tiểu tiện hay những biến chứng về hô hấp.

Chấn thương cột sống là một trong những tổn thương nặng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Cần có những chẩn đoán và phân loại chính xác để giúp bệnh nhân có phác đồ điều trị hiệu quả. Chấn thương cột sống nếu không được sơ cứu hay chữa trị đúng cách sẽ gây ra những thương tổn rất nghiêm trọng, đồng thời gây ra nhiều di chứng nặng nề về sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan