Làm thế nào để tăng chiều cao: 6 yếu tố quyết định

Người ta cho rằng yếu tố di truyền quyết định đến 60 đến 80% chiều cao cuối cùng của một người và các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục, thường chiếm tỷ lệ % còn lại.

1. Tốc độ phát triển chiều cao

Từ 1 tuổi đến dậy thì, hầu hết mọi người tăng khoảng 2 inch mỗi năm và phát triển với tốc độ 4 inch mỗi năm ở lứa tuổi dậy thì. Tốc độ phát triển ở mỗi người hoàn toàn không giống nhau và có sự khác biệt về giới tính. Đối với các bé gái, sự phát triển vượt bậc này thường bắt đầu sớm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng các bé trai có thể không gặp phải tình trạng tăng chiều cao đột ngột này cho đến hết tuổi thiếu niên.

Nhìn chung, chiều cao sẽ ngừng phát triển sau khi bước qua tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có một số điều chúng ta có thể làm trong suốt tuổi vị thành niên để đảm bảo sẽ phát huy tối đa tiềm năng phát triển và để tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì chiều cao ở tuổi trưởng thành. Dưới đây là 6 cách để chúng ta phát huy hết tiềm năng của sự phát triển chiều cao.

2. Ăn uống cân bằng

Trong những năm phát triển, điều quan trọng là cơ thể phải nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn uống nên bao gồm trái cây tươi, rau sạch, các loại ngũ cốc, protein và sản phẩm bơ sữa.

Chúng ta cũng nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chứa đường, chất béo chuyển hóachất béo bão hòa.

Nếu có bất cứ một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc tuổi già khiến chiều cao giảm đi do ảnh hưởng đến mật độ xương thì hãy tăng lượng canxi tiêu thụ cho cơ thể. Lượng khuyến nghị cho phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi nên tiêu thụ 1.200 miligam (mg) canxi mỗi ngày.

Vitamin D cũng góp phần thúc đẩy sức khỏe của xương, chúng phổ biến trong cá ngừ, sữa tăng cường và lòng đỏ trứng. Nếu cơ thể không nhận đủ vitamin D trong chế độ ăn uống hay nghĩ đến giải pháp dùng chất bổ sung để đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày.

3. Sử dụng các chất bổ sung một cách thận trọng

Chỉ có một số trường hợp bổ sung có thể thích hợp để tăng chiều cao ở trẻ em và chống lại sự gầy gò ở người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cơ thể gặp phải một tình trạng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng ở người (HGH), thì bác sĩ có thể đề nghị bổ sung có chứa HGH tổng hợp.

Trong tất cả các trường hợp khác, bạn nên tránh các chất bổ sung có tác dụng tăng chiều cao vì sau khi các yếu tố tăng trưởng của cơ thể được hợp nhất với nhau thì sẽ không có cơ hội tăng chiều cao, bất kể dùng bổ sung nào đi nữa.

Khi nào thì cần uống thuốc hạ đường huyết?
Sử dụng các chất bổ sung một cách thận trọng trong việc tăng chiều cao

4. Ngủ đủ giấc

Thỉnh thoảng bỏ ngủ sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao về lâu dài. Nhưng nếu trong thời kỳ thanh thiếu niên, bạn thường xuyên ngủ ít hơn mức khuyến nghị thì nó có thể dẫn đến các biến chứng. Điều này là do cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng trong khi ngủ. Việc sản xuất hormone này và các hormone khác có thể giảm nếu không ngủ đủ. Khuyến nghị về giấc ngủ cho các đối tượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần ngủ được 14-17 giờ mỗi ngày;
  • Trẻ sơ sinh từ 3-11 tháng tuổi cần ngủ được được 12-17 giờ;
  • Trẻ mới biết đi từ 1-2 tuổi cần ngủ được được 11-14 giờ;
  • Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi cần ngủ được được 10-13 giờ;
  • Trẻ em từ 6-13 tuổi cần được ngủ từ 9-11 giờ;
  • Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi cần ngủ được từ 8 đến 10 giờ;
  • Người lớn từ 18-64 tuổi cần ngủ được 7 đến 9 giờ;
  • Người lớn tuổi từ 65 trở lên cần ngủ được 7 đến 8 giờ.

Ngủ thêm thậm chí có thể làm tăng sản xuất HGH vì vậy hãy cố gắng duy trì giấc ngủ nếu bạn có thể

5. Duy trì vận động

Tập thể dục thường xuyên sẽ củng cố cơ và xương giúp bạn duy trì trọng lượng hợp lý và thúc đẩy sản xuất HGH. Trẻ em đi học nên tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày. Trong thời gian này, trẻ nên tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh chẳng hạn như chống đẩy hoặc thực hiện các bài tập linh hoạt như yoga, các hoạt động thể dục nhịp điệu như chơi nhảy dây hoặc đi xe đạp.

Tập thể dục khi trưởng thành cũng có lợi ích trong việc giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể và có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương. Đây là hiện tượng xương trở nên yếu hoặc giòn và giảm mật độ xương làm cho chiều cao giảm xuống. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy thử đi bộ, chơi tennis hoặc tập yoga vài lần một tuần.

6. Thực hành tư thế tốt

Tư thế có thể khiến bạn trông thấp hơn thực tế và theo thời gian, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao thực tế. Lưng của bạn phải cong tự nhiên ở ba vị trí. Nếu bạn thường xuyên chùng xuống thì những đường cong này có thể thay đổi để phù hợp với tư thế mới của bạn. Điều này có thể gây đau cổ và đau lưng.

Bạn cũng cần chú ý đến cách bạn đứng, ngồi và ngủ. Để điều chỉnh tư thế bàn làm việc đứng hoặc gối mút hoạt tính có thể là tất cả những gì cần thiết để bạn tự điều chỉnh.

Tư thế ngồi đúng giúp trẻ tăng chiều cao
Tư thế đúng khi ngồi có thể giúp bạn tăng chiều cao

7. Tập yoga để tăng chiều cao tối đa

Nếu các bài tập tư thế không phù hợp thì bạn hãy thử tập yoga. Bài tập toàn thân này có thể tăng cường cơ bắp, căn chỉnh cơ thể và giúp giữ tư thế. Điều này sẽ giúp bạn đứng cao hơn.

Bạn có thể tập yoga trong sự thoải mái tại nhà riêng hoặc trong một khung cảnh nhóm tại phòng tập thể dục hoặc studio gần nhà. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy tìm kiếm thông tin yoga cho người mới bắt đầu trên YouTube.

Một số tư thế yoga phổ biến để cải thiện tư thế bao gồm tư thế leo núi, tư thế rắn hổ mang, tư thế trẻ em, tư thế chiến binh II.

Trong hầu hết các trường hợp, chiều cao tối đa sẽ đạt vào thời điểm đã dậy thì. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì chiều cao này khi trưởng thành bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan