Làm gì khi gãy xương thuyền cổ tay?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xương thuyền là 1 trong 8 xương cổ tay. Các xương cổ tay được sắp xếp thành 2 hàng. Xương thuyền là quan trọng đối với chức năng bình thường và biên độ dao động của khớp vì nó đóng vai trò liên kết giữa 2 hàng xương cổ tay.

1. Những vấn đề có thể xảy ra đối với gãy xương thuyền

Gãy xương thuyền cổ tay có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chấn thương trong thể thao và đụng xe. Nguyên nhân thường gặp nhất là: Một người ngã chống tay xuống đất. Thường lúc đầu bệnh nhân rất coi thường chấn thương. Một khi triệu chứng đau và sưng cải thiện thì bệnh nhân thường nghĩ chấn thương chỉ là bong gân cổ tay mà thôi. Do vậy chẩn đoán thường chậm trễ từ vài tuần đến vài tháng.

  • Xương là một cấu trúc sống vì thế mà xương cần cung cấp chất dinh dưỡng ổn định để duy trì hoạt động bình thường. Khi nguồn cấp máu cho xương thuyền giảm đi thì xương trở nên giòn, dễ gãy, yếu. Xương thuyền vốn có nguồn cấp máu kém. Khi xương thuyền bị gãy dẫn đến nguồn cấp máu cho xương thuyền có thể bị suy giảm, thì tình trạng này sẽ đặt xương thuyền trước nguy cơ không liền xương.
  • 1 phần xương thuyền bị gãy có thể bị hoại tử (hoại tử vô mạch). Nếu gãy xương thuyền không lành như bình thường thì 1 dạng viêm khớp có thể xảy ra dẫn đến đau, giới hạn về biên độ cử động của cổ tay. Tình trạng mà xương thuyền bị giảm chức năng do bị hoại tử gọi là gãy xương thuyền tiến triển do xương không liền.

2. Làm gì khi gãy xương thuyền cổ tay?

Lưu ý tái khám sau cắt đại tràng
Cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán kịp thời nếu có ngã, sưng nề vùng cổ bàn tay

Nếu ngã theo cơ thế chống tay hay sưng nề nhiều vùng cổ bàn tay nghi ngờ gãy xương thuyền cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán kịp thời.

Gãy xương thuyền được chẩn đoán bằng hỏi bệnh sử, khám thực thể, chụp Xquang cổ bàn tay. Trong một vài trường hợp thì phim Xquang chụp ngay sau chấn thương có vẻ bình thường và việc chẩn đoán có thể bị chậm sau 2-3 tuần chỗ gãy mới rõ trên Xquang. Cả chụp CT và MRI có thể có giá trị để đánh giá những điểm khác nhau của gãy xương thuyền. Chẩn đoán và điều trị sớm là quan trọng để có kết quả tối ưu.

Những triệu chứng của gãy xương thuyền là: đau, sưng, ấn đau vùng cổ tay, không có biến dạng rõ ràng vì thế mà gãy xương thuyền có thể nhầm lẫn với bong gân cổ tay nên bác sĩ phải hỏi bệnh sử tỉ mỉ về cơ chế gãy chấn thương và cần phải khám lâm sàng thích hợp.

3. Các phương pháp điều trị

Bó bột tay
Những bệnh nhân mà gãy xương thuyền không di lệch thì có thể điều trị bất động bằng bó bột mà không cần mổ

Phương án điều trị tùy thuộc vào độ nặng của gãy xương trên phim X-quang, tình trạng bệnh nhân, mức độ hoạt động của bệnh nhân, mong muốn của bệnh nhân.

Những bệnh nhân mà gãy xương thuyền không di lệch thì có thể điều trị mà không cần mổ: Bất động bằng bó bột ở ngón cái và cổ tay (khoảng 2 đến 3 tháng) cho đến lúc xương lành. Cho bệnh nhân chụp Xquang để đánh giá diễn tiến lành hay không. Khoảng 90% được điều trị thích hợp theo cách này sẽ lành. Thường thì cũng có giá trị trong việc cái thiện biên độ cử động và chức năng của khớp sau khi cắt bột. Thậm chí đã có điều trị rồi thì cũng phải mất khoảng 1 năm để cải thiện chức năng và biên độ cử động của khớp đến tối đa. Đôi khi, bệnh nhân không lấy lại được chức năng & biên độ cử động khớp bình thường sau khi điều trị.

Trong 1 số trường hợp nhất định, các bệnh nhân bị gãy xương thuyền không di lệch, bệnh nhân vẫn cần phẫu thuật để làm giảm thời gian bó bột. Nhưng mà hiện nay cách tiếp cận này vẫn còn đang gây tranh cãi. Đối với bệnh nhân bị gãy xương di lệch tùy thuộc vào tình trạng và mức độ hoạt động của bệnh nhân mà bác sĩ có thể tư vấn là nên mổ hay không.

Mục tiêu của phẫu thuật là nhằm làm cố định chỗ gãy và thúc đẩy sự lành xương. Phẫu thuật là nhằm kết hợp xương. Phẫu thuật thực ra không làm lành xương gãy mà chỉ cố định xương gãy lại trong khi xương thì tự lành lại. Quá trình liền xương thì mất hàng tháng nên bệnh nhân cần kiên nhẫn. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi và nâng tay ngang bằng tim là quan trọng trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.

Bác sĩ thì nên khuyến khích bệnh nhân vận động tay nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng ngón. Cổ tay và ngón tay của bệnh nhân sẽ được bảo vệ trong 1 cái nẹp mục đích nhằm bảo vệ chỗ xương gãy. Bệnh nhân được khuyên tránh những động tác cầm vật nặng 3 tháng sau mổ. Tính chất đau, sưng cứng khớp cổ tay sẽ được cải thiện dần. Đa số khớp cổ tay của bệnh nhân sẽ trở về hoạt động bình thường từ 4 đến 6 tháng sau mổ. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào bệnh nhân, mức độ nặng và các biến chứng, sức chịu đựng đau của bệnh nhân.

Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng bằng vít Herbert (néo ép) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là giải pháp tốt cho người bị gãy xương, giúp điều trị hiệu quả gãy xương cánh tay nói riêng và gãy xương nói chung. Đây là kỹ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây, không phải bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng có.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Ít tổn hại phần mềm xung quanh
  • Thời gian mổ ngắn
  • Quan sát chi tiết phần gãy
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Giảm đau sau mổ
  • Rút ngắn thời gian hồi phục
  • Giảm thời gian nằm viện...

Bệnh viện sẽ sử dụng thường quy các loại đinh, nẹp khóa mang đến những ưu điểm vượt trội như: Giúp bệnh nhân được cố định xương vững chắc theo trục giải phẫu, giảm nguy cơ gãy nẹp vít, giảm các nguy cơ khớp giả,...

Tóm lại, gãy xương thuyền cần được quan tâm đúng mức, tránh bỏ sót thương tổn có chỉ định can thiệp đúng và hợp lý để tránh bỏ sót thương tổn, tạo khớp giả, viêm khớp dẫn đến hạn chế vận động cổ tay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Đà Nẵng.

42.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan