Hội chứng Piriformis (Hội chứng cơ hình lê, cơ tháp)

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Tuy nhiên đa số các trường hợp đau thần kinh tọa thường gặp không phải là do hội chứng cơ hình lê gây ra.

1. Định nghĩa hội chứng cơ hình lê cơ tháp

Cơ hình lê hay cơ tháp (Piriformis) là một cơ nhỏ nằm sâu trong mông (nằm dưới cơ mông lớn). Chức năng của cơ này là để hỗ trợ cho việc nâng chân, xoay hông và xoay chân, bàn chân ra ngoài., cơ hình lê chạy theo đường chéo vắt ngang qua dây thần kinh tọa.

Hội chứng Piriformis là một tình trạng mà cơ Piriformis bị co thắt, phì đại hay viêm gây đau ở vùng mông. Cơ Piriformis cũng có thể kích thích dây thần kinh hông gần đó và gây đau, tê, và nhức dọc theo mặt sau của chân (tương tự như đau dây thần kinh hông to).

2. Nguyên nhân hội chứng cơ hình lê cơ tháp

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Piriformis cho tới nay vẫn chưa được biết.Nguyên nhân nghi ngờ bao gồm:

  • Co thắt cơ Piriformis do chấn thương.
  • Sưng cơ Piriformis do chấn thương .
  • Co thắt cơ Piriformis, hoặc do kích thích trong cơ Piriformis hoặc bị kích thích từ một cấu trúc lân cận như các khớp cùng chậu hoặc khớp háng
  • Chảy máu trong cơ Piriformis, u cơ.

Bất kỳ một hoặc các yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến cơ Piriformis (gây đau mông) và có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh hông liền kề (đau gây ra, ngứa ran hoặc tê liệt ở mặt sau của đùi, cẳng chân).

Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

3. Các triệu chứng của hội chứng Piriformis

Phổ biến nhất, bệnh nhân mô tả đau cấp tính ở mông và đau thần kinh tọa đau lan xuống mặt sau của bắp chân đùi, chân.

Các dấu hiệu điển hình của hội chứng Piriformis bao gồm:

  • Đau xuống mặt sau của đùi, bắp vế, và chân (đau kiểu thần kinh toạ)
  • Đau âm ỉ ở phần mông
  • Giảm tầm vận động của khớp hông
  • Đau khi đi bộ lên cầu thang.
  • Cơn đau gia tăng sau khi ngồi lâu

Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi đi bộ, khi ngồi mở rộng háng (ngồi xếp bằng) hoặc chạy, và có thể cảm thấy giảm đi hơn sau khi nằm xuống

4. Chẩn đoán hội chứng Piriformis

Không có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu cho hội chứng Piriformis gây kích thích của dây thần kinh hông.

Chẩn đoán hội chứng Piriformis được dựa trên việc xem xét tiền sử bệnh và khám lâm sàng bao gồm việc khám tầm vận động khớp hông và các dấu hiệu đau rễ thần kinh chân để xem nguyên nhân gây đau lưng hoặc đau chi dưới (đau thần kinh tọa)

Trong trường hợp hội chứng Piriformis điển hình, vận động của khớp háng sẽ tạo ra đau.

Các khảo sát khác như chụp phim cột sống thường quy, MRI cột sống thắt lưng,... cũng sẽ nhận ra hoặc loại trừ các nguyên nhân khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay viêm dây thần kinh hông to

5. Điều trị hội chứng Piriformis

5.1 Một số bài tập kéo dãn cơ piriformis, cơ tam đầu đùi và các cơ duỗi hông

Các bài tập có thể giúp giảm các triệu chứng đau đớn dọc theo dây thần kinh hông và trả lại bệnh nhân tầm vận động khớp hông:

Bài tập Ther là một trong số các bài tập kéo dãn cơ Piriformis, các cơ duỗi hông để giúp giảm các triệu chứng đau đớn dọc theo dây thần kinh hông:

  • Bệnh nhân nằm ngửa thư giãn với cả hai bàn chân đặt trên sàn nhà, và cả hai đầu gối gập. Kéo đầu gối phải lên đến ngực, lấy tay trái kéo nó về phía vai trái và giữ căng. Làm tương tự cho bên Trái.
  • Bệnh nhân nằm ngửa thư giãn với cả hai bàn chân đặt trên sàn nhà, và cả hai đầu gối gập. Giữ mắt cá chân của chân phải trên đầu gối của đùi Trái, kéo đầu gối Phải gần ngực và giữ căng. Lặp lại cho bên Trái.
  • Mỗi bài tập kéo dãn cơ Piriformis nên được thực hiện bắt đầu với 5 giây và dần dần tăng dần đến 30 giây. Lặp lại ba lần mỗi ngày.
bài tập kéo dãn cơ Piriformis
Bài tập kéo dãn cơ Piriformis cần được thực hiện theo chỉ dẫn

Kéo dãn cơ tam đầu đùi:

  • Kéo dãn cơ tam đầu đùi là cơ lớn dọc theo mặt sau của mỗi đùi là cần thiết để giảm bớt đau hông. Có một số cách để kéo dãn gân kheo: Đặt hai ghế đối diện nhau, ngồi trên một chiếc ghế và đặt gót chân của một chân trên chiếc ghế đối diện, cúi về phía trước, gập ở hông cho đến khi cảm nhận căng nhẹ nhàng dọc theo mặt sau của đùi là phù hợp và giữ căng như vậy.
  • Nằm ngửa cả hai chân duỗi thẳng. Đưa chân lên cao và duỗi thẳng bằng cách giữ vào một hai điểm ở mặt sau chân cho đến khi cảm thấy căng nhẹ nhàng dọc theo mặt sau của đùi. Cố gắng giữ từng bên trong 30 giây và lặp lại ba lần mỗi ngày.

5.2 Vật lý trị liệu cho Hội chứng Piriformis

  • Dùng các dòng điện giảm đau, thư giãn cơ.

Việc áp dụng điện trị liệu vùng mông với một kích thích thần kinh điện xuyên qua da (TENS) hoặc các dòng điện xung giảm đau, siêu âm cơ, lazer công suất thấp có thể hỗ trợ để giảm đau và giảm co thắt cơ trong hội chứng Piriformis

  • Massage sâu bằng tay bởi một kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể cải thiện lưu lượng máu đến khu vực này và giảm co thắt cơ.
  • Nhiệt lạnh hay đá trị liệu cho Hội chứng Piriformis

Khi đau, nằm sấp thoải mái và đặt một túi nước đá trên vùng đau cho khoảng 20 phút. Lặp lại khi cần thiết mỗi 2 đến 4 giờ.

Kết hợp massage nhẹ nhàng với đá có thể hữu ích. Nằm sấp và ktv xoa đá nhẹ lên vùng đau nếu có thể xoa đá trực tiếp trên khu vực này (thay vì một túi chườm lạnh), thời gian 8 đến 10 phút.

Một số trường hợp có thể làm luân phiên lạnh với nóng. Nếu sử dụng một miếng đệm nóng, nằm sấp và đặt miếng đệm nóng trên diện tích đau đớn cho đến 20 phút. Cố định vững tránh ngủ quên gây bỏng da.

5.3 Tiêm vào cơ Piriformis

Đối với đau nghiêm trọng do hội chứng Piriformis, tiêm trực tiếp vào cơ có thể là một giải pháp của điều trị.

  • Tiêm tê có kèm corticosteroid cục bộ có thể được tiêm trực tiếp vào cơ Piriformis để giúp giảm sự co thắt và đau.
  • Tiêm Botox: Đối với trường hợp cơ Piriformis co thắt kéo dài có khả năng kháng với điều trị bằng thuốc gây mê. tiêm corticosteroid, tiêm botulinum toxin (Dysport) hoặc Botox có thể hữu ích.

Mục đích của việc tiêm là để giúp cơ Piriformis giảm căng cứng và góp phần giảm áp lực trên các dây thần kinh hông.

5.4 Phẫu thuật:

Trong trường hợp dai dẳng, các cơ Piriformis có thể được cắt để giảm các triệu chứng, nhưng điều này hiếm khi được thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan