Cột sống con người có bao nhiêu đốt sống?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trong cơ thể con người, cột sống chính là phần trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các đốt xương trên cột sống kết hợp với dây chằng cùng với đĩa đệm tạo thành một ống sống giúp bảo vệ tủy sống bên trong.

1. Chiều dài và hình dạng cột sống của con người

Cột sống là cấu trúc hỗ trợ trung tâm của cơ thể con người. Nó giữ cho cơ thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác của bộ xương lại với nhau: đầu, ngực, xương chậu, vai, cánh tay và chân. Mặc dù cột sống được tạo thành từ một chuỗi xương nhưng nó rất linh hoạt do hệ thống các dây chằng đàn hồi và đĩa đệm cột sống.

Chiều dài cột sống của một người phụ thuộc vào chiều cao của họ. Chiều dài trung bình là 71cm ở nam và 61cm ở nữ. Cột sống của người có nhiều chức năng: nó chịu trọng lượng của đầu, thân và cánh tay, cho phép cơ thể di chuyển theo mọi hướng. Một số phần của cột sống linh hoạt hơn những phần khác. Phần linh hoạt nhất là cột sống ở vùng cổ. Xương tạo nên cột sống cũng bảo vệ tủy sống.

Nhìn nghiêng, cột sống có độ cong tự nhiên. Độ cong hình chữ S này làm cho cột sống ổn định, giúp giữ thăng bằng khi chúng ta ở tư thế thẳng đứng, hoạt động như một bộ giảm xóc khi chúng ta đi bộ và bảo vệ các xương riêng lẻ trong cột sống (đốt sống) khỏi tình trạng gãy xương.

2. Cột sống con người có bao nhiêu đốt?

Cột sống con người thường do tổng cộng 32-34 đốt sống tạo thành, chia thành 5 đoạn bao gồm:

  • Đoạn cổ gồm 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7 (C là chữ viết tắt của từ: Cervical), đoạn này thân đốt sống nhỏ, rộng bề ngang, cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt sống
Cột sống con người có bao nhiêu đốt sống?
Cơ thể người có 7 đốt sống cổ
  • Đoạn ngực gồm 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12 (T là chữ viết tắt của từ: Thoracic), đoạn này mỏm gai dài đi chếch xuống dưới, mỏm ngang có diện khớp với đầu xương sườn để tạo thành khớp sống sườn
  • Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5 (L là chữ viết tắt của từ: Lumbar). Đoạn này có thân đốt sống to, rộng ngang, cuống đốt sống dày, mỏm gai hình chữ nhật
  • Đoạn cùng gồm 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng (S là chữ viết tắt của từ: Sacrum), nơi với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu
  • Đoạc cụt gồm từ 3 – 5) đốt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác(còn được gọi là coccyx).

3. Đĩa đệm giữa các đốt sống

Có 23-24 đĩa đệm đàn hồi giữa các đốt sống, ngoại trừ giữa hộp sọ và đốt sống cổ thứ nhất, giữa đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai, xương cùng và xương cụt không thể di chuyển và chỉ được tạo thành từ xương, không có đĩa đệm.

Các đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi dày từ 3-9mm, rất đàn hồi, được cấu tạo bởi các lớp sụn và vòng sợi, có vỏ cứng, nhiều lớp, trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu hoặc hình bầu dục, được bao bọc xung quanh bởi các lớp vòng sợi, nhân nhầy thường nằm ở vị trí 2/3 sau của đĩa đệm.

Đĩa đệm có tổng chiều cao chiếm 1⁄4 chiều cao của cột sống, không cản quang trên phim chụp X quang thông thường, có chức năng giữ cho cột sống linh hoạt, giúp chúng ta có thể nghiêng người và xoay thân trên. Đĩa đệm còn hấp thụ lực từ các va chạm tác động đến cột sống khi chúng ta chạy hoặc nhảy, ví dụ:

Khi tác động lực lên cột sống, các đĩa đệm cột sống bị nén lại và trở nên mỏng hơn, khi áp suất giảm, đĩa đệm lại hấp thụ chất lỏng và trở nên đặc hơn (giống như được giải nén). Do chúng ta thường gây áp lực lên cột sống nhiều hơn vào ban ngày và giảm bớt áp lực vào ban đêm, vì vậy cột sống thường ngắn hơn chiều dài bình thường khoảng 1.5 đến 2cm vào cuối ngày.

Cột sống con người có bao nhiêu đốt sống?
Các đĩa đệm có vỏ cứng, nhiều lớp, cấu tạo bằng các sợi sụn và có lõi giống như gel

Trong nhiều năm, khi chúng ta già đi, các đĩa đệm cột sống giảm độ đàn hồi trở nên mỏng hơn, các đốt sống bị dồn lại gần nhau, các thân đốt sống cũng giảm chiều cao do giảm mật độ xương và cột sống cong hơn. Đó là lý do tại sao con người thường thấp đi một chút (vài cm) khi chúng ta già.

4. Dẫn truyền thần kinh trong ống sống

Ống tủy do các lỗ sống chồng lên nhau tạo thành, ống tủy ở đoạn cổ và thắt lưng rộng hơn đoạn ngực. Ống tủy có hình tam giác, trừ đoạn ngực hình tròn. Chiều ngang ống tủy được xác định bằng khảng cách giữa hai chân cuống sống trên phim XQ thẳng, chiều rộng trước sau được xác định bằng khảng cách giữa mặt thân đốt sống với mặt trước của mấu khớp dưới.

Các ngách rễ thần kinh: Ngoại trừ 2 đốt sống đầu tiên ở cổ (C1, C2), xương cùng và xương cụt, tất cả các đốt sống đều được tạo thành từ một thân đốt sống ở phía trước và các mỏm xương hướng về phía sau. Tại điểm mà hai đốt sống kết hợp với nhau, chúng tạo thành hai khoảng trống nơi các hốc gặp nhau, một ở bên trái và một ở bên phải của cột sống. Các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống thông qua các khoảng trống này. Các dây thần kinh cột sống mang tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ của bộ xương và các cơ quan nội tạng thông qua tủy sống. Tương tự, chúng mang thông tin cảm giác như: va chạm, áp lực, lạnh, ấm, đau và các cảm giác khác từ da, cơ, khớp và các cơ quan nội tạng đến não thông qua tủy sống. Tủy sống và não tạo nên hệ thống thần kinh trung ương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

122K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan