Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Suy buồng trứng
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới ngày càng phổ biến mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do bệnh suy buồng trứng gây nên. Vậy suy buồng trứng là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân bệnh Suy buồng trứng
Chức năng chính của buồng trứng là nuôi dưỡng để trứng trưởng thành, rụng và thụ thai. Tuy nhiên cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể con người, buồng trứng cũng có giai đoạn bị lão hóa, suy giảm chức năng buồng trứng đặc biệt với những phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh. Tại thời điểm lão hóa đó, hai buồng trứng không còn hoạt động như bình thường.
Suy giảm buồng trứng là hiện tượng chức năng buồng trứng ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi bị ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính dẫn đến suy buồng trứng là: suy giảm hormone estrogen bởi những tác nhân sau:
-
Sử dụng quá nhiều chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia...
-
Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài ảnh hưởng lớn đến lượng kinh nguyệt
-
Bệnh nhân đã từng cắt bỏ một bên buồng trứng, vòi trứng.
-
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
-
Đặc biệt là do việc nạo phá thai bừa bãi gây ảnh hưởng đến buồng trứng.
Triệu chứng bệnh Suy buồng trứng
Với bệnh suy buồng trứng, triệu chứng phổ biến nhất là kinh nguyệt không đều hoặc có những biểu hiện gần như hiện tương tự mãn kinh tự nhiên như: cơ thể nóng nực, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, nhu cầu tình dục giảm rõ rệt, bị đau khi quan hệ và mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu...
Ngoài ra do nồng độ hormone giảm nên bệnh nhân có thể có những biểu hiện như: căng thẳng, mệt mỏi, suy tuyến giáp, các dấu hiệu bệnh tim...Vào giai đoạn muộn của bệnh nhiều bệnh nhân còn bị hạ huyết áp.
Đối tượng nguy cơ bệnh Suy buồng trứng
Bệnh suy buồng trứng thường găp ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi. Đặc biệt với những chị em phụ nữ có thói quen sinh hoạt không khoa học, đã từng nạo phá thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng rất cao.
Phòng ngừa bệnh Suy buồng trứng
Để phòng ngừa bệnh suy buồng trứng, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: không lạm dụng các chất kích thích, có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
- Nếu không muốn có con ngoài ý muốn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp tránh thai tốt nhất.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương bằng việc bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc lá để giữ cho xương chắc khỏe.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy buồng trứng
Có thể chuẩn đoán bệnh suy buồng trứng bằng các phương pháp sau:
-
Thông qua việc kiểm tra tổng thể sức khỏe, trong đó bao gồm khám phụ khoa.
-
Sinh thiết/ siêu âm buồng trứng
-
Phương pháp đo nồng độ FSH và estrogen trong máu, khi có tình trạng suy buồng trứng sớm nồng độ này tăng là một trong những cách để phát hiện bệnh
-
Xét nghiệm mang thai giúp loại trừ khả năng mang thai ngoài ý muốn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã mất chu kỳ kinh.
-
Phương pháp kiểm tra hormone kích thích nang trứng.
-
Phương pháp xét nghiệm hormone hoàng thể hóa (hormone LH).
-
Kiểm tra estradiol huyết thanh.
Xem thêm: Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán suy buồng trứng?
Các biện pháp điều trị bệnh Suy buồng trứng
Hiện nay chưa có phương pháp khoa học nào giúp điều trị triệt để bệnh suy buồng trứng, mà mới chỉ có các phương pháp điều trị một số triệu chứng của bệnh.
-
Sử dụng hormone thay thế: Nhằm hạn chế ảnh hưởng các triệu chứng mãn kinh, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề da liễu, tâm trạng và ngăn ngừa các hệ quả không mong muốn của bệnh loãng xương.
-
Điều trị hiếm muộn: Mặc dù mắc bệnh suy buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, tuy nhiên vẫn có khoảng 5-10% bệnh nhân có thể mang thai mà không cần điều trị. Với những trường hợp khác có rất nhiều biện pháp để phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, … hoặc dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Xem thêm:
- Hiệu quả và các chỉ định cho phương pháp hoạt động hóa noãn nhân tạo chủ động và thụ động
- Ảnh hưởng của E2, P4, βHCG trong tiên lượng thai nghén ở các trường hợp sau chuyển phôi trừ ngày thứ 14
- Phòng Xét nghiệm Nam học Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec
- Những thông tin về ngân hàng tinh trùng bạn nên biết
- Uống thuốc tránh thai hàng ngày quá liều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Viêm gan B có lây truyền từ bố sang con không?
- Chuyển giới nam đang thực hiện liệu trình hormone có tiêm ngừa HPV được không?
- Thai 7 tuần tuổi chưa có tim thai có phải dấu hiệu của thai hỏng?
- Mất kinh nguyệt đột ngột khi chưa đến tuổi mãn kinh phải làm sao?
- Tử cung có vách ngăn liệu có khả năng mang thai?