Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Lao phổi
Hiện nay trong số ca bệnh về lao, lao phổi chiếm 80-85% tổng số ca bệnh và là nguyên nhân lây chính cho những người xung quanh.
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Bệnh lao phổi được chia thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi, nếu không được điều trị kịp thời người bệnh bị nhiễm lao phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân bệnh Lao phổi
Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên ở phổi của người bệnh. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây không? Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thông qua các con đường như: người lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà phát tán ra bên ngoài, lây truyền cho người hít. Các vi khuẩn lao này có thể qua đường máu hay bạch huyết để lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể người bệnh và gây bệnh lao tại đó.
Triệu chứng bệnh Lao phổi
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được biểu hiện dưới những hiện tượng sau:
- Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần, có thể là ho khan, ho đờm hoặc nghiêm trọng hơn là ho ra máu.
- Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, giảm cân và mất cảm giác thèm ăn
- Người bệnh bị đau ngực thậm chí là khó thở
- Bị ra mồ hôi vào ban đêm và có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
Tuy nhiên các dấu hiệu trên cũng thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau, chính vì vậy để có kết quả chuẩn đoán chính xác cần thiết phải làm những xét nghiệm chuyên biệt để có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối tượng nguy cơ bệnh Lao phổi
Bệnh lao phổi thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Phòng ngừa bệnh Lao phổi
Để phòng ngừa bệnh lao, hiện nay có biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng chống lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.
Ngoài ra việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xa các chất gây nghiện; giữ gìn môi trường làm việc, nơi ở sách sẽ thoáng máy cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao phổi
Khi có các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm hay chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau ngực bác sĩ sẽ tiến hành khám phổi và khám toàn thân.
Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác:
- Chụp X-quang phổi
- Nếu có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- Tìm AFB thông qua phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp
Các biện pháp điều trị bệnh Lao phổi
Bệnh lao phổi có chữa được không? Đối với các bệnh nhân bị lao phổi tùy từng thể trạng cơ thể mà có biện pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc đặc trị lao với 2 loại chính như sau:
-
Thuốc chống lao thiết yếu: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.
-
Thuốc chốn lao hàng 2: kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Ofloxacin®) và một số thuốc khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học cũng là một biện pháp quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao.
Bệnh lao phổi có thể điều trị khỏi tuy nhiên tỷ lệ lao phổi tái phát tương đối cao (7%). Đó là tình trạng người bệnh nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng lại bị mắc lại. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng lao phổi tái phát, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp như: hạn chế tối đa với người bị lao phổi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Xem thêm:
- Lao phổi có dẫn đến bệnh hô hấp khác không?
- Đau nhức hông, đầu gối có phải bị lao xương không?
- Lao xương có bị lây qua đường hô hấp không?
- Trẻ đã tiêm chủng đầy đủ, khi tiếp xúc với người bệnh lao có nguy cơ nhiễm bệnh không?
- Trẻ bú sữa mẹ bị lao phổi tái phát có nguy cơ lây không?
- Trẻ bị lao phổi nổi nhiều hạch sau tai, bẹn có phải bị lao hạch không?
- Thai lưu liên tiếp, phải làm sao?
- Đang uống thuốc điều trị lao phổi mà có thai nên làm sao?
- Phải làm sao khi bị ốm nghén sau khi cảm cúm?
- Mang thai khi đang điều trị lao phổi có nguy hiểm không?