Viêm phổi có thể được bảo vệ bởi vắc-xin như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), mỗi năm có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, cao nhất trong tất cả bệnh truyền nhiễm khác như HIV, sốt rét hoặc bệnh lao. Mặc dù vắc-xin phế cầu khuẩn để phòng ngừa viêm phổi không đảm bảo hoàn toàn bạn sẽ không bao giờ bị mắc viêm phổi, nhưng nếu mắc thì sẽ giảm mắc độ nặng và tránh được các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi, thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do cảm lạnh hoặc cúm do virus, nấm và vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn Hib). Các tác nhân này có thể lây lan nhiều cách khác nhau:

  • Thông qua tiếp xúc, chẳng hạn như bắt tay hoặc hôn
  • Thông qua không khí, như hắt hơi hoặc ho mà không che miệng hoặc mũi
  • Qua các bề mặt có thể chạm vào
  • Trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe thông qua tiếp xúc với các nhân viên Y tế hoặc các thiết bị trong bệnh viện.

Các tác nhân phổ biến

  • Tại Hoa Kỳ, nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do virus là cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV). Nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn).
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là khi người bệnh bị viêm phổi trong cộng đồng (không phải ở bệnh viện).
  • Viêm phổi tại bệnh viện là khi người bệnh bị viêm phổi trong hoặc sau khi điều trị tại cơ sở y tế gồm bệnh viện, cơ sở chăm sóc dài hạn và trung tâm lọc máu.
  • Viêm phổi do thở máy.
  • Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em do lây truyền qua không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với chất bài tiết.
Bệnh do Haemophilus bao gồm cả Hib
Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b)

2. Có các loại vắc-xin nào để phòng bệnh viêm phổi nào?

Vắc-xin Hib thường được tiêm 3 hoặc 4 liều (tùy theo loại vắc-xin), vắc-xin Hib có thể được tiêm dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin kết hợp (Kết hợp nhiều loại vắc-xin khác nhau trong một mũi tiêm).

Tiêm phòng hib mũi 1 thường được thực hiện khi trẻ được 2 tháng tuổi và thường sẽ hoàn thành mũi cuối cùng lúc 12-15 tháng tuổi, cụ thể như sau:

  • Trẻ 2 tháng tuổi
  • Trẻ 4 tháng tuổi
  • Trẻ 6 tháng tuổi (lưu ý có loại vắc-xin hib không tiêm mũi lúc 6 tháng)
  • Tiêm phòng hib mũi 4 hay còn gọi là mũi nhắc lại, được thực hiện khi trẻ từ 12-15 tháng tuổi.

Trẻ em từ 12-15 tháng đến 5 tuổi trước đây chưa được hoàn thành đủ số mũi tiêm vắc-xin Hib có thể cần tiêm nhắc lại 01 mũi hoặc vài mũi vắc-xin Hib bổ sung.

Vắc-xin Hib có thể được tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác.

2.2 Vắc-xin phế cầu khuẩn

Có ba loại vắc-xin phế cầu khuẩn để chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau, gồm:

  • Prevenar13 giúp chống lại 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất gây viêm phổi.
  • Synflorix: Synflorix được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F
  • Pneumo23 Pneumo 23 có chứa: Polysaccharide của Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), các týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F: 25mcg mỗi tuysp huyết thanh.

3. Ai nên tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi?

3.1 Đối với vắc-xin Hib

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) để phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra, các bậc phụ huynh nên cho tất cả trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi vắc-xin Hib.

3.2 Đối với vắc-xin phế cầu khuẩn

  • Người trên 60 tuổi. Do càng lớn tuổi thì hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động không tốt như trước đây do đó, người trên 60 tuổi có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng gây viêm phổi.
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu. Nhiều bệnh có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, do đó, dẫn đến gia tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi.
  • Người mắc bệnh tim, tiểu đường, khí phế thũng, hen suyễn hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
  • Người bệnh được điều trị hóa trị liệu, người được cấy ghép nội tạng và người nhiễm HIV hoặc AIDS.
  • Người hút thuốc lá. Niêm mạc phổi và khí quản được lót bởi lớp lông mao nhỏ li ti như những sợi tóc. Lớp lông mao này có tác dụng làm sạch bụi bẩn có trong không khí khi bạn hít vào. Nếu bạn hút thuốc trong một thời gian dài, lớp lông mao này có thể bị tổn thương và giảm khả năng ngăn chặn những mầm bệnh gây viêm phổi.
  • Người nghiện rượu nặng. Nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch do các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống nhiễm trùng không hoạt động tốt như người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
  • Người bệnh phẫu thuật hoặc mắc bệnh nghiêm trọng. Nếu đang ở trong khoa chăm sóc tích cực (ICU) và cần thở bằng máy thở, bạn có nguy cơ cao bị viêm phổi do việc đưa ống nội khí quản hoặc thủ thuật mở khí quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm phổi. Điều tương tự nếu bạn trải qua đại phẫu thuật hoặc nếu vết thương đang hồi phục do chấn thương nghiêm trọng. Khi hệ thống miễn dịch yếu đi vì bệnh tật hoặc chấn thương thì khả năng chống lại các tác nhân gây viêm phổi sẽ giảm đi nhiều so với bình thường.
Người cao tuổi
Người trên 65 tuổi nên tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi

4. Người nào không nên tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi?

4.1 Đối với vắc-xin phế cầu khuẩn

Một số người không nên tiêm vắc-xin viêm phổi, gồm:

  • Người bị dị ứng với vắc-xin hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin
  • Người có phản ứng dị ứng với vắc-xin liên hợp đầu tiên (PCV7), đây là loại cũ trước đây của Vắc-xin phế cầu khuẩn
  • Phụ nữ có thai
  • Người bị cảm lạnh nặng, cúm hoặc bệnh khác

Cả hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn có thể có một số tác dụng phụ, gồm:

  • đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm
  • đau cơ
  • sốt
  • ớn lạnh

Trẻ em không nên tiêm vắc-xin viêm phổi và vắc-xin cúm cùng một lúc do có thể làm tăng nguy cơ bị sốt và dẫn đến co giật.

4.2 Đối với vắc-xin Hib

Trẻ lớn hơn 5 tuổi và người lớn thường không cần vắc-xin Hib. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo tiêm vắc-xin Hib cho những người mắc một số bệnh khiến họ có tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh do vi khuẩn hib gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cdc, webmd

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

99.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan