Loét miệng, nôn sau hóa trị ung thư vú có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Mẹ em bị ung thư vú đã làm phải thuật cắt bỏ khối u và hiện tại đang làm hoá trị lần thứ 6. Sau khi uống thuốc, mẹ em bị loét miệng nhiều bên trong miệng, ăn uống ít lại bị nôn ói. Vậy bác sĩ cho em hỏi loét miệng, nôn sau hóa trị ung thư vú có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ.

Trần Thị Kiều Oanh (1987)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lã Thị Tiềm - Trung tâm sàng lọc vú, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Loét miệng, nôn sau hóa trị ung thư vú có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Những người dùng thuốc hóa trị có thể bị viêm loét miệng, buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của thuốc. Thuốc hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư khi chúng phân chia, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và nhân lên. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh đang trong quá trình phân chia tế bào. Các tế bào thuộc niêm mạc họng miệng nằm trong số này. Hiện nay, không có thuốc để ngăn ngừa sự phát triển của viêm loét miệng trong quá trình hóa trị.

  1. Triệu chứng viêm loét miệng do hóa trị

Những vết loét này thường phát triển trong vài ngày đầu khi bắt đầu hóa trị và thường hết sau khoảng 10 - 14 ngày khi hóa trị kết thúc. Các vết loét có thể xuất hiện trên bất kỳ mô mềm nào trong hoặc xung quanh miệng, bao gồm: Môi, lưỡi, lợi, sàn miệng, vòm miệng. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm: Những vùng đỏ, sáng bóng hoặc sưng trong miệng, chảy máu trong miệng, tăng chất nhầy trong miệng, một màng trắng hoặc vàng trên miệng hoặc lưỡi, vết loét với các mảng trắng trung tâm, mủ trong miệng, đau miệng hoặc cổ họng, khô, cảm giác nóng rát hoặc đau khi ăn thức ăn nóng, lạnh. Triệu chứng viêm loét miệng rất đau có thể dẫn đến các biến chứng hơn nữa, chẳng hạn như mất nước, kém ăn, giảm cân, nhiễm trùng miệng. Trong thời gian viêm loét miệng do hóa trị, mẹ bạn có thể thử nhiều cách để quản lý vết loét tại nhà như:

  • Giữ ẩm miệng: Giữ cho miệng ẩm có thể giúp giảm đau miệng và kích ứng, giữ ẩm miệng bằng cách uống tám ly nước mỗi ngày, uống bằng ống hút có thể giúp tránh nước tiếp xúc với vết loét đau trong miệng. Các mẹo khác để giữ ẩm miệng bao gồm: Mút đá viên, nhai kẹo cao su không đường, ăn kẹo không đường.
  • Tập trung vào chế độ ăn uống: Thực phẩm cay, mặn và axit có thể gây kích ứng thêm loét miệng, tránh ăn những thực phẩm khô, cứng, giòn hoặc dính, là những thực phẩm gây khó chịu hoặc đau đớn khi ăn. Nên chọn thực phẩm mềm, ẩm, dễ nhai và nuốt. Một số lựa chọn tốt cho sức khỏe bao gồm: Rau hầm, khoai tây nghiền, trứng bác, đậu nướng, ngũ cốc nấu chín, sữa chua, phô mai. Điều quan trọng là đảm bảo rằng những thực phẩm này đã được làm mát trước khi ăn. Thực phẩm nóng hoặc ấm có thể gây kích ứng thêm đau miệng.
  • Các cách sau đây cũng có thể giúp giảm đau miệng trong giờ ăn: Cắn nhỏ thức ăn và nhai kỹ, uống nước để giảm bớt sự khó chịu khi nuốt, uống thuốc giảm đau khoảng 30 phút trước bữa ăn, bôi gel gây tê, chẳng hạn như benzocaine (Anbesol hoặc Orajel) lên vết loét miệng trước bữa ăn để tránh đau khi ăn.
  • Giữ miệng sạch: Nên đánh răng khoảng 30 phút sau khi ăn và cứ 4 giờ một lần trong ngày, sử dụng bàn chải đánh răng có thêm lông nylon mềm, ngâm bàn chải trong nước ấm trước khi đánh răng để làm mềm hơn nữa. Nếu bàn chải đánh răng thông thường gây đau, sử dụng miếng gạc miệng mềm, xốp để làm sạch răng, có thể mua tại nhiều nhà thuốc, sử dụng kem đánh răng không ăn mòn có chứa fluoride, tránh sử dụng kem đánh răng làm trắng có chứa hydrogen peroxide, vì có thể gây kích ứng. Sau khi đánh răng, rửa bàn chải đánh răng trong nước nóng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh sử dụng nước súc miệng mua ở cửa hàng, thường chứa cồn và các chất kích thích khác, nên súc miệng bằng một trong các hỗn hợp sau: 1 muỗng cà phê baking soda + 2 cốc nước hoặc là: 1 muỗng cà phê muối biển + 1 muỗng cà phê baking soda + 1 lít nước.
  • Chăm sóc môi bị đau: Áp dụng các sản phẩm sau đây cho môi có thể giúp điều trị khô hoặc đau nhức: Thạch dầu, bơ ca cao, son dưỡng môi nhẹ.

2. Buồn nôn, nôn trong và sau điều trị hóa chất

Buồn nôn và nôn là một trong những tác dụng phụ của hóa chất, một phần do tâm lý lo lắng của bệnh nhân hoặc do các tổn thương thực thể kích thích gây nôn. Cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây buồn nôn, nôn từ đó đưa ra hướng điều trị có hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số hướng dẫn cho người bệnh có nôn hoặc buồn nôn do hóa trị:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị nôn và buồn nôn: Ăn và uống chậm, uống nhiều nước và uống ít một; ăn làm nhiều bữa trong ngày thay cho 3 bữa, nhai kỹ, tránh ngửi mùi thức ăn bằng cách ăn thức ăn lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng, uống nước hoa quả ít ngọt, không uống nước có chứa cafein, không ăn thức ăn ngọt, béo, chiên, ngậm kẹo vị chua hoặc hương vị bạc hà, nghỉ ngơi nhưng không nằm ít nhất vài giờ sau ăn.
  • Ăn trước khi điều trị: Có thể ăn nhẹ trước khi điều trị nhưng nếu có nôn khi bắt đầu truyền hóa chất thì không nên ăn trước khi điều trị.
  • Dùng các thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn do bác sĩ chỉ định, tùy vào từng phác đồ điều trị hóa chất gây nôn, buồn nôn mạnh, vừa và yếu khác nhau, tùy từng cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định cho các thuốc điều trị chống nôn khác nhau.

Nếu nôn xảy ra hơn một ngày mẹ bạn nên đến bệnh viện.

Nếu bạn còn thắc mắc về loét miệng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

354 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tay chân miệng có kiêng gió không
    Trẻ bị tay chân miệng có kiêng gió không?

    Nếu không nắm rõ các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thì rất dễ nhầm với bệnh lý khác có triệu chứng tương đồng, từ đó dẫn đến điều trị sai cách và gia tăng nguy cơ ...

    Đọc thêm
  • Gelclair
    Thuốc Gelclair: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Loét, sưng tấy miệng là những tình trạng gây ra cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Để người bệnh ăn uống thoải mái hơn, bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Chloraseptic
    Công dụng thuốc Chloraseptic

    Chloraseptic là thuốc gì? Thuốc Chloraseptic có thành phần chính là benzocaine, được phân loại vào nhóm thuốc ho và cảm. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp đau, lở miệng, ... Trên thị trường có các chế ...

    Đọc thêm
  • Rabeflex 20mg
    Công dụng thuốc Rabeflex 20mg

    Thuốc Rabeflex 20mg có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày và các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Rabeflex 20mg sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • Helirab 20
    Công dụng thuốc Helirab 20

    Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc ...

    Đọc thêm