Ung thư phổi: Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Hà Thị Thu Hiên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ung thư phổi là bệnh hay gặp, khó phát hiện và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất. Hiện nay một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như hút thuốc lá có thể thay đổi, còn những yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác hay tiền sử gia đình thì không thể thay đổi được.

1. Yếu tố nguy cơ ung thư là gì?

Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh của một người, chẳng hạn như bệnh ung thư. Bệnh ung thư khác nhau có các nguy cơ gây bệnh khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá thì có thể thay đổi, còn những yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác hay tiền sử gia đình thì không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có một hoặc thậm chí một số yếu tố nguy cơ thì không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh và một số người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có các yếu tố nguy cơ đã biết.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi

2.1. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi có thể thay đổi

Hút thuốc lá

Cho đến nay hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Khoảng 80% người bệnh ung thư phổi tử vong là do hút thuốc và con số này có thể còn cao hơn đối với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).

Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi của những người hút thuốc lá cao hơn gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc lâu năm và hút càng nhiều gói trong ngày thì nguy cơ sẽ càng cao.

Hút xì gà và hút thuốc lào có nguy cơ gây ung thư phổi như người hút thuốc lá. Hút thuốc lá có hàm lượng hắc ín thấp hoặc thuốc lá “nhẹ” có nguy làm tăng ung thư phổi nhiều như thuốc lá thông thường. Hút thuốc lá có tinh dầu bạc hà có thể làm tăng nguy cơ nhiều hơn vì tinh dầu bạc hà có thể cho phép người hút thuốc hít sâu hơn.

  • Hút thuốc là thụ động (Secondhand smoke)

Nếu một người không hút thuốc, mà hít thở khói thuốc của người khác (được gọi là hút thuốc thụ động hoặc sống trong môi trường khói thuốc lá) thì có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Khói thuốc được cho là nguyên nhân gây ra hơn 7.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.

  • Tiếp xúc với radon

Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên sinh ra từ sự phân hủy của uranium trong đất và đá. Nó là một chất không màu, không vị. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), radon là nguyên nhân ung thư phổi thứ 2 ở đất nước này và là nguyên nhân hàng đầu ở những người không hút thuốc.

Ngoài trời, có rất ít radon nên không có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng trong nhà, nồng độ radon có thể đậm đặc hơn. Hít thở nó sẽ giúp phổi của bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi của một người.

  • Tiếp xúc với amiăng

Những người làm việc với amiăng có nguy cơ chết vì ung thư phổi cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hiện chưa biết một cách rõ ràng rằng, tiếp xúc với amiăng với mức độ thấp hoặc ngắn hạn thì có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi hay không.

Những người tiếp xúc với một lượng lớn amiăng cũng có nguy cơ phát triển u trung biểu mô, một loại ung thư bắt đầu ở màng phổi (lớp niêm mạc bao quanh phổi).

Tiếp xúc với amiăng có thể gây nguy cơ ung thư phổi
Tiếp xúc với amiăng có thể gây nguy cơ ung thư phổi

Trong những năm gần đây, các quy định của chính phủ đã làm giảm đáng kể việc sử dụng amiăng trong sản phẩm thương mại và công nghiệp. Nó vẫn hiện diện trong nhiều ngôi nhà và trong các tòa nhà cũ xuống cấp, phá hủy hoặc cải tạo, nó thường không bị coi là có hại nếu như không được phát tán vào không khí.

  • Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tại nơi làm việc

Các chất gây ung thư khác được tìm thấy ở một số nơi làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm: Quặng phóng xạ như uranium; hóa chất hít vào qua đường hô hấp như asen, berili, cadimi, silica, vinyl clorua, niken hợp chất, hợp chất crom, sản phẩm than đá, khí mù tạt...

Chính phủ và ngành công nghiệp đã thực hiện các bước trong những năm gần đây để bảo vệ người lao động. Nhưng những nguy hiểm vẫn còn đó, vì vậy khi làm việc xung quanh những tác nhân này, hãy cẩn thận và hạn chế sự tiếp xúc ít nhất có thể.

  • Dùng một số thực phẩm chức năng trong chế độ ăn uống

Trên thực tế, 2 nghiên cứu lớn đã phát hiện ra rằng những người hút thuốc đã bổ sung beta carotene trong thực phẩm chức năng thực sự làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy rằng những người hút thuốc nên tránh dùng các thực phẩm chức năng có chứa beta carotene.

  • Chất asen trong nước uống

Các nghiên cứu về người dân sống ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ uống nước có nồng độ asen cao có nguy cơ gây ung thư phổi cao hơn. Trong hầu hết những các nghiên cứu cho thấy hàm lượng asen trong nước cao hơn nhiều lần so với nồng độ asen trong nước được thấy ở Hoa Kỳ, ngay cả những khu vực có mức asen trên mức bình thường.

2.2. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

  • Có tiền sử xạ trị phổi

Những người đã có tiền sử xạ trị vùng ngực có nguy cơ ung thư phổi cao hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc. Ví dụ bao gồm những người đã từng điều trị bệnh Hodgkin hoặc những phụ nữ bị xạ trị vùng ngực sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú do ung thư.

  • Ô nhiễm không khí

Ở các thành phố, ô nhiễm không khí có nguy cơ nhẹ làm tăng tỷ lệ ung thư phổi. Nguy cơ này ít hơn nhiều so với nguy cơ do hút thuốc gây ra, nhưng ước tính có khoảng 5% tổng số ca tử vong do ung thư phổi là do ô nhiễm không khí.

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư phổi

Nếu một người đã bị ung thư phổi, người đó có nguy cơ cao mắc tiếp một ung thư phổi khác.

Anh, chị, em và con của những người đã bị ung thư phổi có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn, đặc biệt nếu người thân được chẩn đoán ung thư phổi ở tuổi trẻ. Không rõ mức độ nguy cơ này có thể là do các gen được chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình hay là do các thành viên trong gia đình cùng tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.

2.3. Các yếu tố nguy cơ không chắc chắn hoặc chưa được chứng minh

  • Hút cần sa

Có nhiều lý do để cho rằng hút cần sa có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Khói cần sa chứa hắc ín và nhiều chất gây ung thư tương tự có trong khói thuốc lá. Điểm đầu và điểm cuối của thuốc lá cần sa có chứa hàm lượng hắc ín cao nhất.

Cần sa được hít vào rất sâu và khói được giữ tại phổi trong một thời gian dài, điều này làm cho các chất gây ung thư có nhiều cơ hội lắng đọng trong phổi hơn. Vì cần sa vẫn còn bất hợp pháp ở nhiều nơi nên có thể không kiểm soát được liệu nó còn chứa những chất gì khác.

  • Thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử là một loại của hệ thống phân phối nicotine điện tử. Thuốc lá điện tử khá mới nên nghiên cứu thêm những tác động lâu dài có thể xảy ra đối với sức khỏe con người, bao gồm cả nguy cơ phát triển ung thư phổi.

  • Talc và bột tan

Talc là một khoáng chất ở dạng tự nhiên có thể chứa amiăng. Một số nghiên cứu cho rằng những người khai thác bột talc và những người vận hành các nhà máy bột talc có thể có nguy cơ cao hơn mắc ung thư phổi và các bệnh hô hấp khác do tiếp xúc với chất thải công nghiệp bột talc.

Bột tan được làm từ bột talc. Tuy nhiên, việc sử dụng phấn rôm trong mỹ phẩm không làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

chuyển vạt che phủ phần mềm
Bột tan được làm từ bột talc là yếu tố nguy cơ không chắc chắn gây ung thư phổi

3. Ung thư phổi có thể ngăn ngừa được không?

Không phải tất cả các bệnh ung thư phổi đều có thể được ngăn ngừa. Nhưng có những điều mọi người có thể làm để làm giảm nguy cơ ung thư phổi, chẳng hạn như thay đổi những yếu tố nguy cơ mà bạn có thể kiểm soát.

  • Tránh xa thuốc lá

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.

Nếu một người ngừng hút thuốc lá trước khi ung thư phát triển, các mô phổi bị tổn thương dần dần tự sửa chữa. Bất kể tuổi tác đang ở độ tuổi nào và thời gian hút thuốc bao lâu, việc bỏ thuốc lá có thể giảm nguy cơ ung thư phổi và giúp một người sống lâu hơn.

  • Tránh tiếp xúc với radon

Radon là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư phổi. Mọi người có thể giảm tiếp xúc với radon bằng cách xét nghiệm nồng độ radon tại nhà nếu cần.

  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư đã biết, tại nơi làm việc và những nơi khác cũng có thể hữu ích. Khi mọi người thường xuyên làm việc ở những nơi phơi nhiễm, các tác nhân gây ung thư nên được giữ ở mức tối thiểu.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Môt chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả cũng có thể giúp phòng ngừa ung thư phổi. Một số bằng chứng cho thấy rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ cả người hút thuốc và người không hút thuốc chống lại bệnh ung thư phổi.

Cố gắng giảm nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc bằng cách cho họ liều cao vitamin hoặc các loại thuốc giống vitamin vẫn chưa thành công. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung beta-carotene, một chất dinh dưỡng liên quan đến vitamin A, dường như làm tăng tỷ lệ ung thư phổi ở những người này.

Tóm lại, ung thư phổi là bệnh hay gặp, khó phát hiện và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay. Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như hút thuốc lá có thể thay đổi, còn những yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác hay tiền sử gia đình thì không thể thay đổi được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

394 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ung thư đường tiêu hóa là bệnh gì
    Làm gì để phòng ngừa ung thư tiêu hóa hiệu quả?

    Theo thống kê, Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới về tỉ lệ mắc bệnh ung thư, trong đó ung thư dạ dày chiếm 9,8% và ung thư đại trực tràng chiếm 9%. Đây cũng chính ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hycamtin 0.25mg
    Công dụng thuốc Hycamtin 0.25mg

    Thuốc Hycamtin 0.25mg là một loại thuốc có tác dụng gây độc tế bào, chống khối u được dùng bằng đường uống, để điều trị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ tái phát. Thuốc có nguy cơ gây ra ...

    Đọc thêm
  • Hycamtin 4mg
    Công dụng thuốc Hycamtin 4mg

    Hycamtin 4mg là thuốc bột pha truyền tĩnh mạch, được dùng trong chỉ định điều trị ung thư biểu mô buồng trứng di căn và ung thư phổi tế bào nhỏ. Việc sử dụng thuốc Hycamtin 4mg theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Paclispec 30
    Công dụng thuốc Paclispec 30

    Paclispec 30 là thuốc điều trị ung thư, tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch. Thuốc chứa thành phần chính Paclitaxel. Để hiểu rõ hơn về thuốc Paclispec 30 có tác dụng gì, cùng tìm hiểu qua bài viết ...

    Đọc thêm
  • Marixime
    Công dụng thuốc Intatecan

    Thuốc Intatecan thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Intatecan được sản xuất từ hoạt chất Topoteca và ở dưới dạng Topotecan hydrochloride. Khi sử dụng Thuốc Intatecan cần phải ...

    Đọc thêm