5 lời khuyên đối phó với nỗi sợ ung thư vú tái phát

Đối với hầu hết những người đang mắc bệnh ung thư vú thì nỗi sợ tái phát là rất lớn và luôn luôn thường trực. Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách để đối phó với nỗi sợ hãi đó.

1. Sợ ung thư vú tái phát- Nỗi sợ không của riêng ai

Sợ hãi là một trải nghiệm thường thấy khi chúng ta trải qua những chấn động về mặt tâm lý. Có hai dạng lo lắng thường thấy ở những bệnh nhân ung thư vú là nỗi sợ phải bắt đầu lại chu trình điều trị một lần nữa. Dạng lo lắng thứ hai là bệnh quay trở lại và nặng hơn cả lúc trước, nếu nặng hơn thì phải đối phó với ung thư vú tái phát như thế nào?

Dù là ở hình thái nào đi nữa thì những nỗi sợ hãi này sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu căng thẳng tâm lý không được giải tỏa sẽ gây ra nhưng đau đớn về thể chất như đau đầu, stress, khó thở, mất ngủ,...

2. Bình thường hóa nỗi sợ hãi cho người mắc ung thư vú

Trong suốt giai đoạn điều trị, suy nghĩ nhất quán và duy nhất của bạn đó là phải đấu tranh với căn bệnh này. Mặt khác, những thử thách mà bạn vừa trải qua và đối mặt với nó không hề nhỏ nên suy nghĩ phải lặp lại một lần nữa có thể khiến bạn choáng ngợp.

Có thể trong quá trình điều trị trước đó những yếu tố cảm xúc chưa được chú trọng thì bây giờ có thể là thời điểm phù hợp để bạn liên hệ với bác sĩ để họ giúp bạn bình thường hóa những cảm xúc lo sợ này và xử lý chúng.

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn không cần phải trải qua nỗi sợ hãi này một mình. Vì những người thân yêu của bạn có lẽ cũng đang có cùng chung nỗi sợ hãi với bạn. Vậy cách tốt nhất là tìm cách cùng nhau chống lại nỗi sợ hãi vì như thế có thể khiến chúng ta dễ quản lý hơn thay vì bạn phải đấu tranh đơn lẻ trong trận chiến chống lại nỗi sợ hãi này.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia vào các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú có thể cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Bạn nên tạo kết nối với những người đã có trải nghiệm tương tự. Bạn có thể lựa chọn cách kết nối trực tiếp hoặc kết nối ảo, miễn là có thể giúp bạn cảm thấy được thấu hiểu. Tạo kết nối cũng có thể giúp bạn củng cố được mối quan hệ của mình với gia đình và bạn bè bằng cách giảm bớt một số gánh nặng tinh thần mà họ đang gánh chịu do không biết cách hỗ trợ bạn tốt nhất.

4. Tiếp tục chủ động về chăm sóc y tế

Bạn có thể muốn quên đi và không bao giờ muốn đặt chân đến bệnh viện sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư. Nhưng việc tuân thủ các cuộc hẹn với bác sĩ của mình là điều rất quan trọng. Vì như bạn đã biết, việc phát hiện sớm trong điều trị ung thư là chìa khóa của thành công.

Hãy chủ động liên hệ với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng ban đầu nào hoặc bất kỳ triệu chứng mới nào, bao gồm cảm giác bị đau hoặc các vấn đề về thể chất gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Lấy lại cảm giác kiểm soát cơ thể

Ung thư có thể khiến bạn cảm thấy như cơ thể này không phải của riêng mình.

Một cách tuyệt vời để lấy lại cảm giác kiểm soát cơ thể là thực hiện một chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Điều này cho phép bạn trở thành tác nhân tích cực của sự thay đổi và chỉ huy các lựa chọn có thể tác động tích cực đến sức khỏe của mình.

cho dù bạn có phẫu thuật cắt bỏ vú hay không thì cơ thể của bạn bây giờ đã khác so với trước khi bị ung thư và các hoạt động củng cố mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể như yoga, có thể giúp bạn cảm thấy vững vàng và tự tin hơn. Bạn cũng lưu ý là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thử nghiệm bất cứ hoạt động thể chất nào để đảm bảo sức khỏe và đạt hiệu quả tối ưu.

Dành thời gian để chánh niệm cũng có thể giúp bạn điều chỉnh lại các cảm giác cơ thể. Chánh niệm chỉ đơn giản là đưa sự chú ý có mục đích vào trong tất cả thời điểm hiện tại mà không phán xét. Chánh niệm có thể cải thiện sự tập trung của chúng ta, tăng cường các mối quan hệ và giúp giảm căng thẳng.

6. Tập trung vào việc tận hưởng cuộc sống

Thay vì lo lắng quá nhiều cho sức khỏe và bệnh tật của mình. Người mắc bệnh ung thư vú nên dành nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống hiện tại. Hãy luôn suy nghĩ tích cực và tham gia nhiều hoạt động xã hội để tinh thần được cải thiện.

Trên đây là một vài lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân ung thư vú. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để cuộc sống của mình có được chuyển biến tích cực hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan