5 dấu hiệu quan trọng cảnh báo ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Người bệnh sẽ khó có thể phát hiện được ung thư nếu chỉ qua quan sát thông thường, bởi vì bệnh thường không biểu hiện ra các triệu chứng cụ thể trong giai đoạn đầu. Cách tốt để sớm phát hiện ung thư là thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để ngăn ngừa và điều trị ung thư ngay từ sớm.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là sự phát triển của các tế bào bất thường trong lớp niêm mạc của cổ tử cung. Thông thường, cổ tử cung là một cơ quan trọng yếu trong hệ thống sinh sản ở nữ giới, chúng bao gồm các ống dẫn trứng, tử cung (dạ con), buồng trứng, âm đạo (ống sinh) và âm hộ (bộ phận sinh dục ngoài).

Cổ tử cung của phụ nữ thường có bề mặt bên ngoài mở vào âm đạo và bề mặt bên trong là đường ống cổ tử cung. Hai bề mặt này được bao phủ bởi hai loại tế bào khác nhau, bao gồm:

  • Tế bào vảy: Là các tế bào mỏng và bằng phẳng, bao phủ lên bề mặt ngoài của cổ tử cung (ectocervix). Khi bị ung thư ở khu vực này sẽ được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung_thư_biểu_mô_tế_bào_vảy
Hình ảnh ung thư biểu mô tế bào vảy

  • Tế bào tuyến: Là những tế bào có hình cột bao phủ lên bề mặt bên trong của cổ tử cung (ống cổ tử cung hoặc kênh cổ tử cung). Khi bị ung thư ở khu vực này sẽ được gọi là ung thư biểu mô tuyến.

Nhìn chung, loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất ở phụ nữ là ung thư biểu mô tế bào vảy, chiếm tới 80-85% các trường hợp. Ngoài ra, ung thư biểu mô tuyến thường ít phổ biến hơn và khó chẩn đoán hơn.

2. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm trùng HPV. Mặc dù bạn không thể di truyền ung thư cổ tử cung, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc căn bệnh này do gen di truyền của bạn.

Chẳng hạn như: Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái bị mắc bệnh thì nguy cơ tự phát triển bệnh ở họ cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác liệu di truyền có phải là nguyên nhân khiến một số phụ nữ dễ bị nhiễm HPV hơn những người khác hay không?.

3. Các giai đoạn chính của ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap giúp tầm soát ung thư cổ tử cung
Giai đoạn ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia y tế chia ung thư cổ tử cung thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với mức độ tiến triển của ung thư: Trong mỗi giai đoạn sẽ có các giai đoạn phụ, được liệt kê từ a - d để mô tả mức độ của khối u.

  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ được tìm thấy trong mô của cổ tử cung.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan ra bên ngoài cổ tử cung đến hai phần ba phía trên của âm đạo hoặc bộ phận khác lân cận cổ tử cung.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến một phần ba phía dưới của âm đạo hoặc mô ở bên cạnh khung chậu (thành chậu). Ung thư cũng đã lan đến các hạch bạch huyết trong xương chậu hoặc bụng, khiến thận ngừng hoạt động.
  • Giai đoạn IVa: Ung thư di căn đến bàng quang hoặc trực tràng (ruột già dưới).
  • Giai đoạn IVb: Ung thư đã vượt ra ngoài khung chậu đến phổi, gan hoặc xương.

4. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng cụ thể trong giai đoạn đầu. Cách duy nhất để có thể phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung là thực hiện xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung.

Nếu các triệu chứng xảy ra, chúng thường bao gồm:

Chảy máu âm đạo sau khi sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? (Phần 2)
Chảy máu âm đạo ở giữa các kỳ kinh có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung

  • Chảy máu âm đạo ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng xương chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng kinh nhiều hơn bình thường.

5. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

Thực tế, ung thư cổ tử cung không lây nhiễm. Mặt khác, nó cũng không phải do gen di truyền bị lỗi gây ra, vì vậy các thành viên trong gia đình thường không có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Một số yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Hút thuốc lá và hút thuốc thụ động: Các hoá chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tổn thương các tế bào của cổ tử cung, khiến cho ung thư dễ phát triển hơn ở những phụ nữ bị nhiễm HPV.
uống thuốc tránh thai trị mụn nội tiết
Nếu sủ dụng thuốc tránh thai từ 5 năm trở lên sẽ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung

  • Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ đã uống thuốc tránh thai từ 5 năm trở lên sẽ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các vi-rút HPV. Do đó, đối với những phụ nữ có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung cao hơn và cần phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung thường xuyên hơn. Các xét nghiệm này cũng có thể dành cho những phụ nữ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và những phụ nữ dùng thuốc gây suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Nhiễm HPV: Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều là do nhiễm dai dẳng với một số loại nguy cơ cao của vi rút u nhú ở người (HPV). Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư cổ tử cung. Theo nghiên cứu, có khoảng 8/10 phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV sinh dục vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên không phải loại HPV nào cũng gây ra ung thư cổ tử cung.
  • Tuổi tác: Rất hiếm phụ nữ dưới 25 tuổi bị ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ tăng lên khi tuổi tác của bạn ngày càng cao.
  • Quan hệ tình dục: Bên cạnh những yếu tố nguy cơ trên, việc quan hệ tình dục không lành mạnh cũng góp phần làm tăng khả năng nhiễm HPV của bạn. Điều này sẽ bao gồm các hoạt động quan hệ tình dục khi con trẻ, có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh.

6. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

tiêm phòng HPV
Tiêm phòng HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư cổ tử cung, bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây:

  • Tiêm phòng HPV: Thuốc chủng ngừa HPV có thể bảo vệ chống lại các chủng HPV nguy cơ cao thường gây ra ung thư cổ tử cung. Thuốc sẽ phát huy tính hiệu quả nhất khi được sử dụng trước khi quan hệ tình dục lần đầu và thường được khuyến cáo dành cho nữ giới từ 9-26 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ nếu trên độ tuổi này.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung: Những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà mỗi người có thể nhận được các loại xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như: Xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong cổ tử cung và sự hiện diện của các loại HPV nguy cơ cao. Tần suất khuyến nghị dành cho tầm soát ung thư cổ tử cung là 3 năm/lần đối với xét nghiệm Pap và 5 năm/lần cho xét nghiệm HPV.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan