Cận thị có di truyền không và những điều người bệnh cần biết

Cận có di truyền không là câu hỏi thường được nhiều phụ huynh quan tâm và thắc mắc. Trong đó, di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cận thị mặc dù không phải là yếu tố duy nhất. Hãy cùng tìm hiểu yếu tố di truyền ảnh hưởng thế nào đến bệnh cận thị và những thông tin hữu ích khác qua bài viết dưới đây.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BS Đinh Phương Nhung, Khối Di truyền y học tại Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

1. Cận thị là bệnh gì?

Cận thị là một tình trạng phổ biến liên quan đến tật khúc xạ mắt khiến cho tầm nhìn xa trở nên mờ. Những người mắc cận thị gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn các vật ở khoảng cách xa, chẳng hạn như khi lái xe so với việc nhìn các vật gần như đọc sách hoặc sử dụng máy tính. Nếu không được điều chỉnh bằng kính hoặc phẫu thuật, cận thị có thể gây ra nheo mắt, đau đầu, mỏi mắt và suy giảm thị lực.

Cận có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người.
Cận có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người.

Với người có thị lực bình thường, ánh sáng chiếu qua giác mạc trong suốt ở phía trước mắt và được hội tụ bởi thủy tinh thể lên bề mặt võng mạc, lớp lót ở phía sau mắt có các tế bào cảm thụ ánh sáng. Đối với người cận thị, trục nhãn cầu của mắt thường quá dài.

Ánh sáng đi vào mắt không hội tụ trên bề mặt võng mạc mà lại hội tụ quá xa về phía trước, kết quả là gây ra hiện tượng mờ khi nhìn các vật thể ở xa. Khi nhãn cầu càng dài, tia sáng càng hội tụ xa phía trước võng mạc hơn và mức độ cận thị của người đó càng nghiêm trọng.

Cận thị được đo bằng độ mạnh của thấu kính cần thiết để khắc phục. Đơn vị đo lường tiêu chuẩn cho độ thấu kính là diop. Thấu kính có độ âm được sử dụng để điều chỉnh cận thị. Cận thị càng nặng thì số diop điều chỉnh sẽ càng cao. Ở người bị cận thị, hai mắt có thể cận thị ở mức độ khác nhau. Vậy, cận có di truyền không? 

2. Cận có di truyền không?

Câu hỏi về việc cận có di truyền không thực sự khá khó để giải đáp. Thông thường, cận thị xuất hiện từ khi còn nhỏ hoặc trong giai đoạn thanh thiếu niên và tình trạng này diễn biến xấu đi theo tuổi tác. Đến khi trưởng thành, bệnh có xu hướng ổn định và không phát triển thêm. Trong một số trường hợp, cận thị có thể được cải thiện khi đến tuổi trung niên.

Cận thị là một tình trạng phức tạp và xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó di truyền đóng vai trò đáng kể. Các biến dị gen có tác động nhỏ có thể kết hợp với môi trường sống và thói quen hàng ngày để ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển cận thị. Một vài yếu tố đã được xác nhận qua nghiên cứu, trong khi một số yếu tố khác vẫn chưa được phát hiện. 

Đến nay, hơn 200 gen liên quan đến cận thị đã được các nghiên cứu. Các nhà khoa học tin rằng mỗi yếu tố di truyền này đóng góp một phần nhỏ vào quá trình phát triển của cận thị.

Một số gen này tham gia vào việc định hướng và hình thành sự phát triển của mắt trước và sau khi sinh. Những gen khác có vai trò trong quá trình xử lý tín hiệu ánh sáng ở võng mạc. Ngoài ra, một số gen được cho là có liên quan trực tiếp đến cận thị nhưng chức năng của các gen này đối với thị lực vẫn chưa được làm rõ.

Bên cạnh đó, cận thị có thể là triệu chứng của hơn 200 tình trạng di truyền. Tuy nhiên, phần lớn các tình trạng này rất hiếm gặp. Dưới đây là một số ví dụ:

Nếu một trong bố mẹ hoặc cả bố mẹ của một người bị cận thị, nguy cơ con cái mắc bệnh này sẽ cao hơn.
Nếu một trong bố mẹ hoặc cả bố mẹ của một người bị cận thị, nguy cơ con cái mắc bệnh này sẽ cao hơn.

3. Cận thị là tính trạng trội hay lặn?

Các thuật ngữ "trội" và "lặn" được dùng để mô tả cách mà một gen cụ thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, từ đó giúp xác định khả năng di truyền của cận thị. Đối với các bệnh di truyền theo kiểu trội, chỉ cần bố hoặc mẹ mang gen bệnh thì trẻ đã có khả năng di truyền. Ngược lại, các bệnh lặn yêu cầu cả hai bố mẹ đều phải mang gen bệnh thì bệnh mới xuất hiện ở trẻ.

Phần lớn các trường hợp cận thị không phải là tính trạng trội hay lặn. Hầu hết các trường hợp, bệnh lý này là kết quả của sự phối hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường, không chỉ từ một gen gây ra.

Trong một số trường hợp ngoại lệ, triệu chứng cận thị có thể xuất hiện do một tình trạng di truyền mà người đó thừa hưởng. Tùy thuộc vào tình trạng, kiểu di truyền có thể là trội, lặn hoặc liên kết với nhiễm sắc thể X.

Khi gen gây cận thị nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, cơ chế di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X sẽ xảy ra. Nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X, trong khi nữ giới sở hữu hai nhiễm sắc thể X, vì vậy cận thị di truyền thường ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới. Tuy nhiên, tình trạng cận thị có di truyền thường không quan trọng bằng các yếu tố khác có thể gây ra bệnh về mắt này.

Cận thị xảy ra là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường, không phải chỉ từ một gen gây nên.
Cận thị xảy ra là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường, không phải chỉ từ một gen gây nên.

4. Cận thị di truyền ảnh hưởng như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu liệu cận có di truyền không, việc hiểu rõ những ảnh hưởng của cận thị đến cuộc sống cũng là điều quan trọng cần lưu ý.Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày và công việc tương lai của trẻ mà bệnh còn làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Trẻ mắc bệnh cận thị bẩm sinh thường bị cận rất nặng (trên 8 độ). Ngoài ra, do tuổi còn nhỏ nên khi lớn lên trẻ có thể gặp phải các vấn đề bệnh lý như: bong võng mạc, glaucoma và thoái hóa hoàng điểm, gây nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn nếu mắc bệnh cận thị di truyền.

5. Các nguyên nhân khác gây cận thị  

Ngoài yếu tố “cận có di truyền không”, cận thị cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố môi trường, đặc biệt là ở những người đã có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Theo ước tính, gần một nửa dân số thế giới sẽ mắc cận thị vào năm 2050 và các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi trong lối sống của con người chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng toàn cầu của căn bệnh này.

Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Học tập: Nguy cơ mắc cận thị càng tăng khi thời gian học tập kéo dài. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nguy cơ bị cận thị ở những người học đại học gấp đôi so với những người không theo học đại học.
  • Công việc nhìn gần: Bất kỳ hoạt động nào yêu cầu tập trung vào một vật thể ở cự ly gần đều được gọi là công việc gần. Sự gia tăng tỷ lệ cận thị có thể được giải thích bởi tình trạng ngày càng có nhiều người làm việc văn phòng, sử dụng máy tính và dành thời gian cho các thiết bị điện tử. Đây cũng là lý do tại sao việc học tập trở thành một yếu tố nguy cơ vì đọc và viết đều là các công việc gần.
  • Ít tiếp xúc với môi trường ngoài trời: Khi mọi người ở trong nhà quá lâu, mắt không phải điều chỉnh để nhìn các vật ở khoảng cách xa thì điều này có thể dẫn đến nguy cơ cận thị cao hơn.
Ngoài xét yếu tố cận có di truyền không, các yếu tố môi trường cũng có thể góp phần gây ra cận thị như ít tiếp xúc môi trường ngoài trời.
Ngoài xét yếu tố cận có di truyền không, các yếu tố môi trường cũng có thể góp phần gây ra cận thị như ít tiếp xúc môi trường ngoài trời.

Tóm lại, cận thị có yếu tố di truyền, đặc biệt nếu cả cha và mẹ đều mắc cận thị. Tuy nhiên, cận thị cũng có thể xuất hiện do yếu tố môi trường. Việc hiểu rõ về cận có di truyền không và các yếu tố liên quan sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe