Viêm nang lông có lây không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm nang lông là tình trạng viêm một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh, ngoài ra còn do nấm, virus Herpes simplex...

1. Triệu chứng của viêm nang lông

Các dấu hiệu của viêm nang lông bao gồm:

  • Sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi, không để lại sẹo.
  • Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ bỏ qua. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, tổn thương lan rộng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Vị trí tổn thương: có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể trừ lòng bàn tay và bàn chân.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày. Bạn có thể cần một loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để giúp kiểm soát tình trạng này.

2. Viêm nang lông có lây không?

Bệnh viêm nang lông ít lây, tuy nhiên tác nhân gây bệnh là vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh hoặc virus Herpes simplex có thể lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng như dao cạo râu, khăn tắm, tiếp xúc trực tiếp...

Một số yếu tố thuận lợi dễ gây viêm nang lông như:

  • Mặc quần áo chật
  • Da ẩm ướt
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Gãi, cào
  • Cạo râu
  • Nhổ lông
  • Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng da
  • Dùng thuốc bôi Corticoid lâu ngày
  • Bệnh toàn thân như: béo phì, tiểu đường, giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, suy thận, chạy thận nhân tạo, thiếu máu do thiếu sắt...

3. Biến chứng của viêm nang lông

Viêm nang lông có lây không
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông

Các biến chứng có thể có của viêm nang lông bao gồm:

  • Nhiễm trùng tái phát hoặc lây lan sang vị trí khác
  • Bệnh nhọt
  • Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc các dát thâm đen
  • Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn

4. Phòng ngừa viêm nang lông

Bạn có thể ngăn ngừa viêm nang lông quay trở lại với những lời khuyên sau:

  • Tránh quần áo chật nhằm giúp giảm ma sát giữa da và quần áo của bạn.
  • Vệ sinh cá nhân tốt
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ
  • Điều trị sớm khi có tổn thương da
  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt, loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông...

Cạo râu cẩn thận. Nếu phải cạo râu, hãy thực hiện các thói quen như sau :

  • Hạn chế số lần cạo râu
  • Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu
  • Sử dụng khăn lau theo chuyển động tròn nhẹ nhàng trước khi cạo
  • Sử dụng kem cạo râu trước khi cạo râu
  • Cạo theo hướng mọc của râu
  • Tránh cạo quá gần bằng cách sử dụng dao cạo điện hoặc lưỡi dao được bảo vệ và không làm căng da
  • Sử dụng một lưỡi sắc và rửa nó bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu
  • Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,...sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)...

Viêm nang lông có lây không
Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I - Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS - Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com và Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rụng tóc có sẹo
    Rụng tóc có sẹo là gì?

    Có nhiều nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều, ngoài lý do tóc rụng khi có tuổi thì rụng tóc cũng có thể báo hiệu cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý. Bệnh rụng tóc chủ yếu ...

    Đọc thêm
  • Midaxin 300
    Công dụng thuốc Midaxin 300

    Thuốc Midaxin 300 nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy thuốc Midaxin 300 có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Cách khắc phục mụn mủ tái phát thường xuyên?
    Cách khắc phục mụn mủ tái phát thường xuyên?

    Em bị mụn mủ, mỗi ngày thức dậy là lên vài cái và dù có lặn xuống r vẫn lên lại như cũ. Bác sĩ cho em hỏi cách khắc phục mụn mủ tái phát thường xuyên? Em xin cảm ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Enstilar: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
    Thuốc Enstilar: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Enstilar (bao gồm Calcipotriene và Betamethasone), có tác dụng điều trị tình trạng mẩn đỏ, đóng vảy ở bệnh vẩy nến. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và bọt với những yêu cầu sử dụng nghiêm ngặt.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hoebeprosalic
    Công dụng thuốc Hoebeprosalic

    Thuốc Hoebeprosalic thường được sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng mãn tính, vảy nến,... Trong quá trình sử dụng Hoebeprosalic, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như kích ứng nhẹ, ăn mòn da,...

    Đọc thêm