Vì sao càng lớn tuổi càng khó ngủ

Tùy vào lứa tuổi, mỗi người cần có thời gian ngủ nhất định để phục hồi sức khỏe sau chuỗi hoạt động làm việc. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì càng khó ngủ, và ít có giấc ngủ sâu. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và có nguyên nhân từ nhiều lý do.

1. Vai trò của giấc ngủ sinh lý

Bất cứ ai cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Khi giấc ngủ càng sâu thì việc hoàn thành loại trừ các độc tố trong cơ thể càng hiệu quả. Một giấc ngủ sâu, đúng đồng hồ sinh học sẽ tạo cảm giác thoải mái, khỏe mạnh cho chúng ta. Giấc ngủ ngon giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giúp nuôi dưỡng da, phòng ngừa nguy cơ giảm, mất trí nhớ, hạn chế nguy cơ đột quỵ và hàng loạt các bệnh tật khác, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Một giấc ngủ ngon đảm bảo các yếu tố sau đây:

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung có phải dấu hiệu bệnh lý?
Giấc ngủ ngon giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giúp nuôi dưỡng da, phòng ngừa nguy cơ giảm trí nhớ

  • Giấc ngủ kéo dài 7-9 giờ mỗi đêm
  • Ngủ đủ giấc, chất lượng, ngủ sâu
  • Sau khi ngủ dậy, tinh thần cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng

Ngược lại nếu khi thức dậy bạn cảm thấy vẫn buồn ngủ và khó chịu, không thể tập trung làm việc thì có thể bạn đã ngủ không ngon, không sâu, rối loạn giấc ngủ.

2. Vì sao càng lớn tuổi càng khó ngủ?

Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc càng lớn tuổi càng khó ngủ, hay người cao tuổi thì thường khó ngủ và ngủ không ngon với các biểu hiện như:

  • Dành nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ
  • Ngủ không sâu
  • Thức dậy giữa giấc 3-4 lần một đêm, thậm chí nhiều hơn
  • Ngủ trong tâm thế không thoải mái, môi trường không yên tĩnh
  • Ngủ sớm và thức dậy rất sớm

Tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu ở người cao tuổi có thể hiểu đơn giản là khi già đi, cơ thể thay đổi, những thay đổi này ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe cụ thể của mỗi người mà một hoặc nhiều yếu tố sau đây có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khi càng lớn tuổi:

viêm quanh khớp vai thể tắc nghẽn
Tình trạng viêm khớp gây đau có thể làm bạn khó ngủ

  • Sự thay đổi nồng độ hormone Melatonin khiến người càng lớn tuổi càng khó đi vào giấc ngủ. Bởi hormone Melatonin hay còn gọi là hormone bóng đêm được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạng lúc 2-4h sáng, rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Melatonin đóng vai trò thiết lập, điều hòa đồng hồ sinh học trong não, điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên của con người. Khi càng lớn tuổi, các tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày một mất đi dẫn đến giấc ngủ không thể sâu như trước nữa.
  • Mãn kinh gây ra nhiều thay đổi nội tiết ở phụ nữ, dẫn đến vã mồ hôi, các triệu chứng khác lag nguyên nhân gây ra khó ngủ khi càng lớn tuổi
  • Người cao tuổi phải đối mặt với các điều kiện sức khỏe không còn tốt như lúc trẻ. Các căn bệnh mạn tính cản trở giấc ngủ bình thường ví như:
  • Tình trạng viêm khớp gây đau khiến bạn khó ngủ
  • Các bệnh lý như tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt khiến bạn tiểu đêm thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ
  • Bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch khiến tỉnh giấc đột ngột, khó thở hoặc thay đổi nhịp tim ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Bệnh Parkinson, Alzheimer, bệnh lý tâm thần khác gây lo lắng, bồn chồn làm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
  • Các thay đổi trong lối sống ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ:
  • Ít tập thể dục
  • Ngủ trưa nhiều hơn 20 phút, sẽ khiến khó ngủ vào buổi tối
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

3. Tác hại của khó ngủ, thiếu ngủ

Đái tháo đường tại Việt Nam
Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người thường xuyên mất ngủ, hay ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm sẽ có nguy cơ cao với cao huyết áp, các vấn đề bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Tình trạng thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, trầm cảm và dẫn đến các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu trong thời gian mất ngủ. Mất ngủ, ngủ không sâu, thiếu ngủ cũng gây nguy cơ tiềm ẩn khiến não bộ mất tập trung, mất bình tĩnh, dễ nóng nảy, cáu gắt...

4. Khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Để giải quyết tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở người cao tuổi, nên:

  • Khi tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài, nên đi khám bác sĩ để có định hướng điều trị, điều chỉnh giấc ngủ. Qua đây xác định chính xác nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ do trạng thái tinh thần hay có bệnh mạn tính...
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh giấc ngủ hiệu quả như kiêng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc vào buổi chiều và buổi tối
  • Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày
  • Phòng ngủ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng và có chất lượng hơn.

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ không nên để kéo dài, nếu tự khắc phục không có hiệu quả, người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ để giải quyết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan