Tập phối hợp hai tay

Tập phối hợp hai tay là việc nên điều trị, phục hồi chức năng sớm để có thể hoàn thành công việc của mình. Bàn tay là công cụ hữu ích giúp chúng ta thực hiện được các hoạt động sống thường ngày. Sau đây, hãy tham khảo phác đồ tập phối hợp hai tay để sớm phục hồi.

1. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định tập phối hợp hai tay đối với các trường hợp:

  • Giảm hoặc mất khả năng phối hợp hai tay.
  • Giảm hoặc mất cảm giác nửa người bên liệt, lãng quên nửa người bên liệt.
  • Bệnh nhân nhận thức kém, không thể tập trung vào hai vật cùng một lúc.

Chống chỉ định đối với người bệnh đang trong giai đoạn cấp của bệnh.

2. Chuẩn bị tập phối hợp hai tay

Người thực hiện: bác sĩ hay kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

Kỹ thuật viên hiểu rõ và giải thích cẩn thận cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về các bài tập liên quan đến vận động tập luyện hai tay phối hợp.

tap-phoi-hop-hai-tay
tập phối hợp hai tay cần có sự thực hiện từ bác sĩ

Phương tiện: các trang thiết bị, phương tiện cần thiết hỗ trợ thích hợp cho vận động phối hợp hai tay.

  • Các đồ vật có các hình dạng kích thước khác nhau.
  • Bàn tập, ghế tập, giường tập.
  • Tủ, khay đựng đồ vật.
  • Gương tập.

Người bệnh: được bác sĩ hay kỹ thuật viên giải thích về mục đích, phạm vi, mức độ, thời gian, kỹ thuật tập vận động thô bàn tay.

  • Hồ sơ bệnh án: làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, phát hiện đánh giá và theo dõi kết quả tập luyện phối hợp hai tay.

3. Các bước tiến hành

Bước 1: Lượng giá khiếm khuyết của người bệnh xem chức năng hai tay phối hợp người bệnh hiện tại ở mức độ như thế nào?

Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của khiếm khuyết đối với chức năng:

  • Giảm hoặc mất cảm giác ở hai tay hay không?
  • Giảm hoặc mất tri giác, nhận thức ở hai tay hay không?
  • Giảm hoặc mất khả năng sử dụng hai tay để hoàn thành công việc hay không?

Bước 3: Lập mục tiêu để điều trị tổng quát thích hợp cho người bệnh. Sử dụng phối hợp hai tay có hiệu quả để hoàn thành công việc được tốt.

Bước 4: Lập chương trình điều trị theo mục tiêu ban đầu

Bước 5: Thực hiện chương trình điều trị trị liệu

  • Vỗ tay
  • Chuyển vật từ tay này sang tay kia
  • Kéo hai vật rời ra
  • Bê vật bằng hai tay (ngửa bàn tay)
  • Xoay nắp
  • Xâu chuỗi hạt
  • Mở cúc áo

Bước 6: Đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị trị liệu tập phối hợp hai tay cho bệnh nhân

Đánh giá sau tập luyện theo chu kỳ: 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm...

4. Theo dõi

Trong khi tập, kỹ thuật viên nên chú ý:

  • Để ý người bệnh xem họ có cảm thấy có mệt, khó chịu không
  • Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở thường xuyên và tình trạng toàn thân.
  • Theo dõi người bệnh tập luyện hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi
  • Nếu có bất kỳ bất thường nào, báo ngay cho bác sĩ
tap-phoi-hop-hai-tay
thực hiện phối hợp hai tay có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi khi kết thúc

Sau khi tập:

  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt kéo dài.
  • Theo dõi tiến triển của tầm vận động của khớp.
  • Theo dõi định kỳ hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu có diễn biến bất thường...

5. Tai biến và xử trí

  • Trong khi tập: nếu người bệnh cảm thấy quá sức, mệt mỏi thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
  • Sau khi tập: người bệnh có thể mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Trên đây là hướng dẫn điều trị tập phối hợp hai tay giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng để thực hiện được các hoạt động thường ngày. Nếu có bất cứ triệu chứng nào xảy ra trong lúc tập hai tay phối hợp hay sau tập, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được bác sĩ hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan