Sốt xuất huyết có nên cạo gió?

Phương pháp cạo gió được sử dụng nhiều cho người cảm sốt. Tuy nhiên nhiều người bệnh nghĩ sốt xuất huyết cũng sử dụng phương pháp này để giải quyết. Sốt xuất huyết có nên cạo gió không cũng là vấn đề đáng quan tâm.

1. Sốt xuất huyết có nên cạo gió không

Sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua vật trung gian. Muỗi sẽ mang bệnh từ người này qua người kia khi chích xuống da. Do đó, các biểu hiện ban đầu của bệnh sẽ chỉ là sốt cao. Sau khi cơn sốt được cắt, người bệnh sẽ tiếp tục sốt lại và nổi nốt đỏ trên da.

Trước khi xác định là sốt xuất huyết, bệnh nhân thường chủ quan với biểu hiện cảm của bản thân. Đây chính là lý do dẫn đến cạo gió cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì phần lớn là chưa xác định được nguyên nhân và bị hiểu lầm như sốt thông thường.

Theo các phân tích cùng những thực tế đã diễn ra, người bệnh sốt xuất huyết không được cạo gió. Phương pháp cạo gió có tác động đến da giúp cơ thể bài tiết và lưu thông mạch máu với cảm thông thường. Tuy nhiên sốt xuất huyết hoàn toàn trái ngược với cảm sốt thông thường vì người bệnh sẽ nổi nốt đỏ dưới da do xuất huyết và tổn thương thành mạch khiến số lượng tiểu cầu giảm mạnh.

Do đó không nên cạo gió khi bị sốt xuất huyết để giảm nguy cơ bị tổn thương do xuất huyết dưới da hay thậm chí nghiêm trọng hơn có thể là tử vong.

2. Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết cần được phát hiện và chăm sóc từ sớm thì sẽ giảm những ảnh hưởng cũng như biến chứng về sau. Do chưa có vắc xin điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết là người tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm nếu muỗi cắn nên cần lưu ý cách chăm sóc giúp người bệnh mau phục hồi:

  • Thực phẩm cần mền dễ tiêu và đủ ấm để người bệnh dễ ăn
  • Liên tục bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống oresol hay nước trái cây. Lượng nước cần uống cho mỗi ngày sẽ dựa vào độ tuổi cũng như nhu cầu của bệnh nhân. Thông thường là 1,5 2 lít cho người lớn.
  • Có thể tắm vệ sinh cơ thể để giúp sức khỏe tốt lên nhưng nước đun tắm cần đủ ấm
  • Người bệnh không nên di chuyển hay vận động nhiều để tránh tổn thương cho cơ quan nội tạng.
  • Sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bệnh nhân với liều theo kê đơn
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và tình trạng người bệnh

3. Lưu ý một số phương pháp giải cảm, sốt khác không nên áp dụng

Thông thường cảm hay sốt cao có thể được sử dụng thêm thuốc kháng sinh nếu xuất hiện vi rút vi khuẩn xâm nhập. Với người bệnh sốt xuất huyết, thuốc kháng sinh không được khuyến khích. Trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu điều trị mới cần sử dụng thuốc này.

Nguyên nhân khiến thuốc kháng sinh nên được dùng vào trường hợp cần thiết là vì cơ thể cần thời gian mới bán thải hoàn toàn được thuốc ra ngoài. Thêm vào đó, khi chức năng của cơ thể không được bảo đảm nguy cơ tích tụ độc tố tại các cơ quan tăng cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho bệnh nhân.

Ngoài sốt xuất huyết có nên cạo gió không thì việc xông hơi cũng bị bác bỏ. Bệnh nhân sốt thông thường khi xông hơi cạo gió sẽ làm hạ sốt và giúp cơ thể khỏe ra nhưng với sốt xuất huyết thì dường như ngược lại.

Ở các bệnh nhân sốt xuất huyết sau khi xông hơi, họ dường như không có cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể sau khi thực hiện. Dưới phân tích và nghiên cứu các chuyên gia cho rằng, nếu bệnh nhân sốt xuất huyết thực hiện xông hơi mạch máu trên mặt có thể giãn ra đặc biệt là ở vị trí mũi dẫn đến chảy máu cam.

4. Lưu ý cho người từng mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là dịch bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần. Khi người bệnh từng mắc sốt xuất huyết nên tìm hiểu kỹ cách phòng bệnh để giảm nguy cơ tái nhiễm đồng thời không dùng aspirin hay loại thuốc hạ sốt khác ngoài paracetamol. Người bệnh từng mắc sốt xuất huyết sẽ có khả năng kháng lại virus gây bệnh nên sức đề kháng miễn dịch với căn bệnh này thường cao hơn người chưa mắc. Tuy nhiên nếu cùng một loại virus sốt xuất huyết mà tái nhiễm nhiều lần sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.

Giai đoạn ngày thứ 4 - thứ 6 của sốt xuất huyết người bệnh sẽ hạ sốt. Nếu biểu hiện sốt tương tự người bệnh cần đến trung tâm y tế kiểm tra xác định bệnh sớm. Giai đoạn hạ sốt của bệnh sốt xuất huyết chính là thời điểm dễ khiến bệnh nhân sốc hay xuất huyết các bộ phận như răng, mũi.. thậm chí là xuất huyết nội tạng.

Sốt xuất huyết thường xuất hiện theo mùa khi muỗi truyền bệnh phát triển mạnh. Do đó mỗi người có thể chủ động phòng tránh cũng như giảm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chia sẻ cũng lý giải sốt xuất huyết có được cạo gió không. Số có nên cạo gió không thì nên cân nhắc tình trạng sốt. Đối với sốt thông thường cạo gió sẽ giúp hạ sốt mau khỏi còn sốt xuất huyết thì sẽ tăng nguy cơ tử vong do xuất huyết bên trong.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan