Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt bao lâu là an toàn?

Sốt chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm và nấm men. Nhưng chúng cũng có thể là kết quả của các phản ứng với một số tác nhân dược lý (hay còn được gọi là sốt do thuốc). Sốt có thể được kiểm soát bằng thuốc, vậy khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt bao lâu là an toàn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bao nhiêu độ được coi là sốt?

Nhiệt độ cơ thể chính là thước đo mức độ nhiệt hiện có trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể thể hiện sự cân bằng giữa sự sản sinh nhiệt trong các mô và sự mất nhiệt ra môi trường xung quanh. Mỗi cá thể sẽ có nhiệt độ khác nhau và tùy thuộc vào môi trường. Tuy nhiên, chúng sẽ duy trì trong một phạm vi cụ thể được gọi là nhiệt độ cơ thể bình thường. Mức nhiệt này thường từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C, với nhiệt độ trung bình là 37 độ C. Khi trên 37,5 độ C được coi là sốt.

Khi có dấu hiệu thân nhiệt tăng, bạn nên sử dụng một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ chính xác và tuân thủ các quy trình đo do nhà sản xuất khuyến nghị. Nhiệt độ có thể được đo ở thái dương, nách (dưới cánh tay), miệng, vùng hạ vị hoặc trực tràng.

2. Dùng thuốc hạ sốt khi nào?

Trường hợp sốt nhẹ dưới 38 độ C thường ít gây hại. Chính vì vậy, nếu không thấy quá mệt mỏi, khó chịu nhiều thì không nên dùng thuốc hạ sốt. Vì khi dùng thuốc hạ sốt sẽ làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh. Điều này ảnh hưởng đến quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Trường hợp sốt cao trên 39 độ C thì cần phải hạ sốt.

Đối với trẻ từ 3- 6 tháng tuổi trở lên, khi nhiệt độ quá 38 độ C cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Đối với trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi cần nhập viện ngay lập tức nếu nhiệt độ của bé chạm mức 38 độ C.

Mục tiêu trong điều trị sốt là: Giảm khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản của sốt.

Điều trị sốt sẽ bao gồm việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt OTC (không kê đơn) khác nhau cũng như dùng một loạt các biện pháp không dùng thuốc.

Một số biện pháp không dùng thuốc để hạ nhiệt bao gồm:

  • Chườm khăn ấm lên các vùng trán, nách, bẹn
  • Cởi bớt quần áo cho thoáng
  • Uống nước muối đẳng trương để làm mát người.

3. Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt bao lâu là an toàn

Một trong những nguyên nhân làm cho thuốc hạ sốt không đạt hiệu quả và gây độc là do không dùng đúng khoảng cách giữa các lần và các đợt dùng thuốc. Mỗi một loại thuốc hạ sốt sẽ có thời gian tác dụng khác nhau. Chính vì vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu sẽ khác nhau.

Bình thường, khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc là từ 4 đến 6 giờ. Không nên sử dụng thuốc hạ sốt liên tiếp các liều trong vòng 4 tiếng. Vì việc này dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm, thậm chí tử vong do dùng thuốc hạ sốt sai cách.

Liều dùng quy định đối với thuốc hạ sốt paracetamol:

Đối với người lớn:

  • Liều thông thường là 325 mg đến 650 mg.
  • Uống 4 đến 6 giờ một lần.
  • Dùng tối đa 4 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Liều tối đa có thể thay đổi từ 3.000 mg đến 4.000 mg. Tuy nhiên không được phép dùng quá 4.000 mg trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc

Đối với trẻ em: Các loại thuốc hạ sốt không kê đơn sẽ có nhãn "Thông tin về thuốc" trên bao bì thuốc. Trên nhãn, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn về tuổi hoặc cân nặng của con trẻ, liều lượng cho phép và tần suất sử dụng. Nếu bạn cho trẻ nhỏ uống thuốc, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ về lượng thuốc cho trẻ. Không sử dụng thuốc nếu con bạn bị dị ứng với thuốc.

Vậy là những thông tin về khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt hiện đã có câu trả lời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ Vinmec để được tư vấn và giải đáp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

172.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sedangen
    Công dụng thuốc Sedangen

    Sedangen là một loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị giảm đau từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau bụng kinh,... Để đảm bảo sử dụng thuốc một cách an toàn và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zanidion
    Công dụng thuốc Zanidion

    Zanidion thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thường được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng đau nhẹ đến trung bình. Bên cạnh công dụng hiệu quả của thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến một ...

    Đọc thêm
  • Mebiace
    Công dụng thuốc Mebiace

    Thuốc Mebiace là một loại thuốc dùng điều trị các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em. Để biết rõ hơn về loại thuốc này, hãy tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • efcilgan
    Công dụng thuốc Efcilgan

    Thuốc Efcilgan có thành phần chính là Paracetamol 500mg. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Efcilgan sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

    Đọc thêm
  • nofabri
    Công dụng thuốc Nofabri

    Thuốc Nofabri có thành phần chính là Paracetamol dạng tiêm, hàm lượng 150mg/ml. Thể tích trong mỗi ống thuốc là 2ml. Nofabri thường được dùng với công dụng giảm đau, hạ sốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ...

    Đọc thêm