Ngôn ngữ trị liệu là gì và vai trò trong chữa bệnh

Ngôn ngữ trị liệu giúp khắc phục những vấn đề khó khăn cho đối tượng người khiếm khuyết, trong đó có trẻ em với các chứng bệnh như: Tự kỷ, bại não, chậm nói, hay gặp các vấn đề nuốt... Thực hiện các trị triệu liệu nhằm tăng cường khả năng giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và hoà nhập được cuộc sống cộng đồng được tốt hơn.

1. Ngôn ngữ trị liệu là gì?

Ngôn ngữ trị liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn gồm các dịch vụ về đánh giá, chẩn đoán, tạo chức năng, phục hồi chức năng, tư vấn cùng với phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức hoặc nuốt khó, rối loạn nuốt, hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ, hoặc do các bệnh liên quan đến thần kinh tiến triển.

Ngôn ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp người bệnh giao tiếp và nuốt có hiệu quả hơn để họ có thể tham gia học tập cũng như những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tạo điều kiện cho những người bày nâng cao trình độ văn hoá, năng lực làm việc đồng thời giúp họ hòa nhập với xã hội, góp phần duy trì cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân có thể xuất hiện gây nên các rối loạn ngôn ngữ bao gồm: Mất thính lực, rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não, khuyết tật trí tuệ, chứng loạn thần hay sa sút trí tuệ, lạm dụng chất kích thích, bại não, dị tật vùng xương sợ chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ung thư đầu và cổ hoặc lạm dụng/ sử dụng giọng nói không đúng cách. Tuy nhiên, những nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ có thể không rõ ràng.

Ở các nước phát triển, ngôn ngữ trị liệu thuộc nhóm ngành sức khỏe ứng dụng, nhằm cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khiếm khuyết về giao tiếp hay nuốt cùng với các thành viên trong gia đình của người bệnh như: Bố mẹ, người chăm sóc hoặc các nhà chuyên môn khác như giáo viên, y tá, cán bộ y tế hoạt động trị liệu. Những người này có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trị liệu của người bệnh.

Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu được đào tạo để điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp, rối loạn nuốt, và huấn luyện cho cán bộ y tế, giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ cho người bệnh có thể được học tập tại trường, tại nhà.

Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh giao tiếp hiệu quả hơn

2. Nhu cầu về ngôn ngữ trị liệu

Theo báo cáo toàn cầu về khuyết tật cho thấy có tới 15% dân số trên thế giới mắc một trong các dạng khuyết tật trong số đó bao gồm cả khiếm khuyết về giao tiếp. Rối loạn giao tiếp chiếm tỷ lệ khá cao.

Tại Hoa Kỳ, cứ 12 người thì có 1 người mắc chứng rối loạn giao tiếp chiếm khoảng 7.7% và có tới khoảng 5% số người sinh sống tại Úc bị rối loạn giao tiếp.

Còn với Việt Nam thì có khoảng 4.5 triệu người cần được áp dụng ngôn ngữ trị liệu. Trong đó, nhóm trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng tới 25% trẻ ở độ tuổi tiền học đường.

Theo thông tin thu thập được từ nhiều nghiên cứu đã tổng kết cho thấy, nhu cầu về ngôn ngữ trị liệu cần được phát hiện càng sớm càng tốt nhằm cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh. Đồng thời, các dịch vụ về ngôn ngữ trị liệu cần được tiếp cận dễ dàng, sẵn sàng và công bằng giúp phòng ngừa các rào cản trong giao tiếp; cũng như vấn đề sức khỏe nhằm giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh.

Trong trường hợp những người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ không được sự giúp đỡ của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, thì các rối loạn này có thể dẫn đến hậu quả lâu dài bao gồm: Những khó khăn trong vấn đề học viết và đọc, khó tập trung và suy nghĩ, tính toán, giao tiếp, di chuyển, tự chăm sóc bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, xã hội. Rối loạn giao tiếp ở trẻ nhỏ nếu không được trị liệu kịp thời có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, khó hòa nhập với xã hội.

3. Những dấu hiệu của trẻ cho biết đang gặp vấn đề về rối loạn giao tiếp

  • Trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc ăn uống ở bất kỳ độ tuổi nào chẳng hạn như: Khó bú, khó nuốt, chậm biết nhai, chảy nước dãi nhiều....
  • Trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn giao tiếp như: Nói ngọng hoặc lời nói không rõ ràng, nó lắp hoặc nói cà lăm, trẻ không thể giao tiếp mắt ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ chậm nói hoặc nói quá nhiều, trẻ nghe kém hoặc điếc nên cần sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc cây ốc tai điện tử, trẻ bại não, trẻ tự kỷ, trẻ sứt môi chẻ vòm, trẻ có khó khăn đọc viết, trẻ bị tổn thương não bán cầu phải, chấn thương sọ não.....

Để nhận biết dấu hiệu về rối loạn giao tiếp bạn hãy chú ý đến các mốc phát triển của trẻ qua các giai đoạn phát triển như: Trẻ 6 tháng tuổi chưa biết bập bẹ ma ma hoặc ba ba, trẻ 9 tháng tuổi chưa biết chỉ trỏ, chào, vẫy tay. Trẻ 12 tháng tuổi chưa biết bập bẹ chuỗi âm thanh có giai điệu hoặc một từ đơn, trẻ 18 tháng tuổi chưa nói được từ đơn nào rõ ràng, hoặc chưa hiểu được những mệnh lệnh đơn giản. Trẻ 24 tháng tuổi nói được dưới 50 từ đơn, chưa thể kết hợp hai từ đơn lại với nhau...

Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu giúp điều trị trẻ gặp tình trạng chậm nói

4. Ngôn ngữ trị liệu ở Việt Nam

Với hơn 20 năm thực hiện hỗ trợ phát triển cộng đồng đặc biệt với đối tượng người khuyết tật, thì những người cần trị liệu ngôn ngữ vẫn đang sống một cuộc sống khó khăn và có chất lượng cuộc sống khá thấp do gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Đồng thời, cũng phát triển các rào cản khác liên quan đến vấn đề nuốt. Bởi vì do hậu quả của nhận thức hạn chế về trị liệu ngôn ngữ cũng như không có dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đào tạo về ngôn ngữ trị liệu.

Năm 2016 tổ chức USAID đã thực hiện đánh giá tình sẵn có của dịch vụ ngôn ngữ trị liệu cũng như phân tích tình hình ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam cho thấy: Có hai nhóm quan điểm tiếp cận đối với ngôn ngữ trị liệu bao gồm quan điểm của ngành y tế và quan điểm của ngành giáo dục.

Trên quan điểm của ngành y tế thì những đối tượng cần được hỗ trợ ngôn ngữ trị liệu bao gồm: Những người bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, bệnh nhân có vấn đề về giọng nói như rối loạn giọng nói, lạm dụng giọng nói, ung thư đầu hoặc cổ, các bệnh khác liên quan đến thần kinh. Còn dưới góc độ của các nhà giáo dục cho thấy ngôn ngữ trị liệu cần thực hiện tập trung ở đối tượng trẻ em khuyết tật.

Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Đồng thời, tăng cường năng lực cho ngành phục hồi chức năng ở Việt Nam thì những chương trình đào tạo ngôn ngữ trị liệu có hệ thống mạnh mẽ và dễ dàng tiếp cận để người bệnh có cơ hội được trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan