Hội chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não của bạn như thế nào?

Giống như các tình trạng thần kinh khác, vai trò của não trong chứng ngủ rũ rất phức tạp. Những kiến thức về hội chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não như thế nào sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh.

1. Hội chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ vừa là rối loạn giấc ngủ vừa là rối loạn thần kinh. Tình trạng này bắt nguồn từ những thay đổi trong não ảnh hưởng đến chu kỳ thức - ngủ của cơ thể.

Nhìn chung, cứ 2000 người ở Hoa Kỳ thì có 1 người có thể mắc bệnh ngủ rũ, số người thực tế bị ảnh hưởng có thể cao hơn. Điều này là do các triệu chứng của hội chứng ngủ rũ có thể giống với các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Ban đầu, hội chứng ngủ rũ thường gây ra các vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm và các vấn đề về tỉnh táo vào ban ngày. Người bệnh cũng có thể phát triển các triệu chứng khác, ví dụ như tê liệt cơ đột ngột. Các triệu chứng này có thể gây khó khăn cho việc hoàn thành các công việc hàng ngày.

2. Chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến não như thế nào?

2.1. Ảnh hưởng đến vùng dưới đồi

Bệnh ngủ rũ xảy ra do những thay đổi ở vùng dưới đồi trong não, nằm phía trên thân não. Vùng dưới đồi chịu trách nhiệm cho việc giải phóng các hormone ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể như hypocretin giúp điều hòa giấc ngủ.

Ngoài việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, vùng dưới đồi còn đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình sau:

  • Thèm ăn.
  • Huyết áp.
  • Thân nhiệt.
  • Cân bằng điện giải.
  • Cảm xúc.
  • Nhịp tim.

Một dạng hội chứng ngủ rũ hiếm gặp có thể phát triển do tổn thương vùng dưới đồi do chấn thương não. Điều này được gọi là chứng ngủ rũ thứ phát, là một tình trạng thần kinh nghiêm trọng có thể dẫn đến chu kỳ giấc ngủ không đều đặn cũng như mất trí nhớ và rối loạn tâm trạng.

2.2. Ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não

Tế bào thần kinh hypocretin giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ. Những hóa chất này có nồng độ trong não cao nhất khi cơ thể ở trạng thái thức và giảm đi một cách tự nhiên trong giờ đi ngủ bình thường.

Tuy nhiên trong bệnh ngủ rũ, lượng hypocretin tiết ra sẽ thấp. Điều này gây ra sự gián đoạn sự tỉnh táo vào ban ngày như buồn ngủ và mệt mỏi quá mức. Người bệnh cũng có thể có xu hướng chợp mắt nhiều hơn trong ngày.

Giảm hypocretin có liên quan chặt chẽ với hội chứng ngủ rũ tuýp 1, bao gồm:

  • Gián đoạn chu kỳ giấc ngủ.
  • Mệt mỏi vào ban ngày.
  • Chứng đột ngột mất kiểm soát cơ bắp.

Mất hypocretin cũng có thể ảnh hưởng đến các kích thích tố não khác, chẳng hạn như serotonin. Điều này có thể gây chứng liệt khi ngủ và ảo giác khi thức dậy.

Nếu mắc hội chứng ngủ tuýp 2, người bệnh có thể gặp vấn đề với việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ nhưng không gặp vấn đề với việc kiểm soát cơ bắp. Nguyên nhân của chứng ngủ rũ tuýp 2 là không rõ ràng.

2.3. Những liên quan đến di truyền

Mặc dù nguyên nhân chính xác của hội chứng ngủ rũ vẫn chưa được biết, nhưng yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nào đó, chẳng hạn như:

  • Một giả thuyết đã phát hiện ra rằng người mắc chứng ngủ rũ có những thay đổi về thụ thể tế bào lympho T, các tế bào T này chịu trách nhiệm một phần trong việc tiết ra các kháng thể khi có virus hoặc các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể.
  • Một giả thuyết khác là những người mắc bệnh ngủ rũ có một gen cụ thể ngăn cản chức năng miễn dịch thích hợp. Nghiên cứu ước tính rằng từ 12 - 25% số người có gen HLA có thể phát triển chứng ngủ rũ. Tuy nhiên, có gen này không đồng nghĩa là sẽ phát triển chứng ngủ rũ.
  • Cũng có thể chứng ngủ rũ là một bệnh tự miễn, khiến cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh của chính nó thay vì mầm bệnh.

Mặc dù bản thân hội chứng ngủ rũ thường không truyền từ cha mẹ sang con cái, nhưng các rối loạn tự miễn dịch có tính chất di truyền trong gia đình.

2.4. Ảnh hưởng đến chu kỳ thức - ngủ

Thông thường, chu kỳ giấc ngủ ban đêm bắt đầu bằng giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (non-REM). Sau khoảng một giờ, một giấc ngủ điển hình sẽ bước vào chu kỳ chuyển động mắt nhanh (REM) và tê liệt cơ bắp. Việc không có hypocretin trong não để điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ có thể dẫn đến các kiểu ngủ không điển hình, chẳng hạn như:

  • Với việc giảm hypocretin, chu kỳ thức - ngủ trong hội chứng ngủ rũ khiến cơ thể bước vào giấc ngủ REM nhanh hơn nhiều nhưng không kéo dài lâu, điều này có thể khiến người bệnh mất ngủ vào ban đêm.
  • Các chu kỳ REM bất ngờ vào ban ngày, còn được gọi là “cơn buồn ngủ”.
  • Không ngủ đủ giấc vào ban đêm cũng có thể dẫn đến một loại mệt mỏi cực độ được gọi là buồn ngủ ban ngày quá mức. Đây là triệu chứng chính được thấy ở cả chứng ngủ rũ tuýp 1 và tuýp 2.

Với tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức, người bệnh có thể gặp khó khăn trong suốt cả ngày tại nơi làm việc hoặc trường học. Nó cũng có thể gây nguy hiểm khi vận hành máy móc hạng nặng hoặc các vật khác có thể gây thương tích nếu đột nhiên ngủ thiếp đi.

2.5. Các triệu chứng khác

Ngoài chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn và buồn ngủ ban ngày quá mức, chứng ngủ rũ tuýp 1 có thể gây ra chứng đột ngột mất kiểm soát cơ bắp. Tương tự như tình trạng tê liệt cơ xảy ra trong chu kỳ REM, chứng đột ngột mất kiểm soát cơ bắp gây ra sự mất phối hợp cơ bắp đột ngột khi cơ thể đang thức. Những sự kiện như vậy có thể xảy ra đột ngột, thường là sau khi trải qua một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ.

Các triệu chứng khác có thể liên quan đến chứng ngủ rũ bao gồm:

  • Ảo giác.
  • Tê liệt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Mất ngủ.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Phiền muộn.
  • Khó tập trung.
  • Vấn đề về trí nhớ.

Bất kể nguyên nhân là gì, hội chứng ngủ rũ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chẩn đoán đúng là chìa khóa để nhận được phương pháp điều trị cần thiết giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ trở lại bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

430 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan