Hiểu về nỗi sợ hãi và ám ảnh

Sợ hãi và ám ảnh được biết đến với chứng sợ quá mức và vô lý với các tình huống không thực sự nguy quá nguy hiểm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn khi bạn đang đi làm hoặc đang ở ngoài. Bài viết sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về nỗi sợ hãi và ám ảnh.

1. Sợ hãi là gì?

Sợ hãi một trong những cảm xúc cơ bản nhất của con người, được lập trình vào hệ thần kinh và hoạt động như một bản năng. Ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, chúng ta đã được trang bị những bản năng sinh tồn cần thiết để đối phó với nỗi sợ hãi khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm có thể xuất hiện hoặc cảm thấy không an toàn.

Sợ hãi giúp bảo vệ chúng ta, đồng thời làm cho chúng ta cảnh giác với nguy hiểm và chuẩn bị cho chúng ta đối phó với nó. Cảm thấy sợ hãi là điều rất tự nhiên và hữu ích trong một số tình huống. Nỗi sợ hãi có thể giống như một lời cảnh báo, một tín hiệu cảnh báo chúng ta phải cẩn thận.

Giống như mọi cảm xúc khác, nỗi sợ hãi có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc dữ dội, tùy thuộc vào tình huống và từng cá nhân. Cảm giác sợ hãi có thể ngắn ngủi hoặc cũng có thể kéo dài.

2. Cách thức hoạt động của nỗi sợ hãi

Khi chúng ta cảm nhận được nguy hiểm, não bộ sẽ phản ứng ngay lập tức, gửi các tín hiệu kích hoạt hệ thần kinh. Điều này gây ra các phản ứng thể chất, chẳng hạn như tim đập nhanh hơn, thở nhanhtăng huyết áp. Tim bơm máu đến các nhóm cơ để chuẩn bị cho cơ thể hoạt động thể chất (chẳng hạn như chạy hoặc chiến đấu). Da sẽ đổ mồ hôi để giữ cho cơ thể được mát mẻ. Những cảm giác sợ hãi về thể chất này có thể nhẹ hoặc mạnh.

Phản ứng này được gọi là "chiến đấu hoặc bỏ chạy" bởi vì đó chính xác là những gì cơ thể đang tự chuẩn bị để thực hiện: Chống lại nguy hiểm hoặc chạy nhanh để thoát thân. Cơ thể sẽ ở trong trạng thái chiến đấu này cho đến khi não nhận được thông báo "rõ ràng" và tắt phản hồi.

Đôi khi, nỗi sợ hãi được kích hoạt bởi một điều gì đó gây ngạc nhiên hoặc bất ngờ (như tiếng động lớn), ngay cả khi nó không thực sự nguy hiểm. Đó là bởi vì phản ứng sợ hãi được kích hoạt ngay lập tức và nhanh hơn vài giây so với phần suy nghĩ của não có thể xử lý hoặc đánh giá những gì đang xảy ra. Ngay sau khi bộ não nhận đủ thông tin để nhận ra không có nguy hiểm thì nó sẽ tắt phản ứng sợ hãi.

3. Những nỗi sợ hãi thường gặp

Sợ hãi thường được sử dụng để mô tả phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với điều gì đó có vẻ nguy hiểm. Tuy vậy, từ “sợ hãi” cũng được sử dụng theo một cách khác: Để đặt tên cho điều gì đó mà một người thường cảm thấy sợ hãi.

Mọi người sợ hãi những điều hoặc tình huống khiến họ cảm thấy không an toàn hoặc không chắc chắn. Chẳng hạn như, một người không bơi giỏi có thể sợ nước sâu. Trong trường hợp này, nỗi sợ hãi rất hữu ích vì nó cảnh báo người đó phải giữ an toàn. Một người có thể vượt qua nỗi sợ hãi này bằng cách học cách bơi an toàn.

Nỗi sợ hãi có thể lành mạnh nếu nó cảnh báo một người giữ an toàn xung quanh một thứ có thể nguy hiểm. Tuy nhiên đôi khi, một nỗi sợ hãi là không cần thiết và gây ra sự thận trọng hơn mức mà tình huống yêu cầu.

Nhiều người sợ nói trước đám đông. Đó có thể là khi báo cáo trong lớp, phát biểu tại hội nghị hay đọc lại những câu thoại trong vở kịch ở trường. Nói trước mặt người khác là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà mọi người mắc phải.

Mọi người có xu hướng tránh những tình huống hoặc những điều họ sợ hãi. Tuy vậy, điều này không giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi mà trên thực tế, nỗi sợ hãi có thể phát triển theo hướng ngược lại. Tránh một điều gì đó đáng sợ sẽ càng làm củng cố nỗi sợ hãi của bạn và làm cho nỗi sợ hãi trở nên mãnh liệt hơn.

Mọi người có thể vượt qua những nỗi sợ hãi không cần thiết bằng cách cho mình cơ hội tìm hiểu và dần dần quen với sự việc hoặc tình huống mà họ sợ hãi.

Nỗi sợ hãi kinh hoàng
Nỗi sợ hãi thường thấy nhất là sợ nói trước đám đông

4. Những nỗi sợ hãi trong thời thơ ấu

Một số nỗi sợ hãi bình thường có thể xuất hiện trong thời thơ ấu. Bởi vì sợ hãi có thể là một phản ứng tự nhiên khi cảm thấy không tự tin và dễ bị tổn thương và phần lớn những gì trẻ trải qua là mới mẻ và lạ lẫm.

Trẻ nhỏ thường sợ bóng tối, ở một mình, người lạ và quái vật hoặc những sinh vật tưởng tượng đáng sợ khác. Trẻ em ở độ tuổi đi học có thể sợ hãi khi trời có bão hoặc khi mới ngủ dậy. Khi chúng lớn lên và học hỏi, với sự hỗ trợ của người lớn, hầu hết trẻ em có thể từ từ chinh phục những nỗi sợ hãi này và phát triển chúng nhanh hơn.

Một số trẻ tỏ ra nhạy cảm hơn với nỗi sợ hãi và có thể gặp nhiều khó khăn để vượt qua chúng. Khi nỗi sợ hãi kéo dài quá độ tuổi dự kiến, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang gặp phải ám ảnh sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Những người có nỗi sợ hãi quá dữ dội hoặc kéo dài quá lâu có thể cần được giúp đỡ và hỗ trợ để vượt qua chúng.

5. Ám ảnh

Sự ám ảnh, có nguồn gốc từ sự sợ hãi, là một phản ứng sợ hãi dữ dội đối với một điều hoặc một tình huống cụ thể. Với chứng sợ hãi, nỗi sợ hãi có thể không tương xứng với mối nguy hiểm tiềm tàng nhưng đối với người mắc chứng ám ảnh sợ hãi, mối nguy hiểm lại có cảm giác như thật bởi vì nỗi sợ hãi rất mạnh mẽ.

Chứng ám ảnh sợ hãi khiến mọi người lo lắng, cảm thấy khó chịu và tránh những điều hoặc tình huống mà họ sợ hãi vì cảm giác sợ hãi về thể chất có thể rất dữ dội. Vì vậy, mắc chứng ám ảnh sợ hãi có thể cản trở các hoạt động bình thường. Một người mắc chứng sợ chó có thể cảm thấy sợ hãi khi đi bộ đến trường trong trường hợp họ nhìn thấy một con chó trên đường đi. Một người nào đó mắc chứng sợ thang máy có thể tránh một chuyến đi bằng thang máy. Một cô gái mắc chứng sợ giông bão có thể sợ đến trường nếu dự báo thời tiết dự báo có bão. Cô ấy có thể cảm thấy lo lắng và sợ hãi khủng khiếp khi bầu trời chuyển mây. Một chàng trai mắc chứng sợ xã hội trải qua nỗi sợ hãi tột độ khi nói chuyện hoặc tương tác trước đám đông và có thể ngại trả lời các câu hỏi trong lớp, báo cáo hoặc nói chuyện với các bạn cùng lớp trong phòng ăn trưa.

Bạn có thể mệt mỏi và khó chịu khi cảm thấy nỗi sợ hãi dữ dội đi kèm với chứng ám ảnh sợ hãi. Bạn có thể thất vọng nếu bỏ lỡ các cơ hội vì nỗi sợ hãi đang kìm hãm bạn, nó có thể khiến bạn bối rối và xấu hổ khi cảm thấy sợ hãi những thứ rất bình thường với người khác.

Đôi khi, mọi người bị trêu chọc về nỗi sợ hãi của họ. Ngay cả khi người thực hiện trò trêu chọc không có ý xấu, việc trêu chọc chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

6. Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh

Một số nỗi ám ảnh phát triển khi ai đó có trải nghiệm đáng sợ với một sự vật hoặc tình huống cụ thể. Một cấu trúc não nhỏ, gọi là hạch hạnh nhân, theo dõi những trải nghiệm kích hoạt cảm xúc mạnh mẽ. Khi một sự vật hoặc tình huống nhất định gây ra phản ứng sợ hãi mạnh mẽ, hạch hạnh nhân sẽ cảnh báo người đó bằng cách kích hoạt phản ứng sợ hãi mỗi khi họ gặp (hoặc thậm chí nghĩ về) sự vật hoặc tình huống đó.

Ai đó có thể phát triển chứng sợ ong sau khi bị đốt trong một tình huống đặc biệt đáng sợ. Đối với người đó, nhìn vào bức ảnh chụp một con ong, nhìn thấy một con ong từ xa hoặc thậm chí đi bộ gần những bông hoa, nơi có thể có một con ong đều có thể gây ra chứng sợ hãi.

Tuy nhiên, đôi khi, có thể không có một sự kiện nào gây ra một nỗi ám ảnh cụ thể. Một số người có thể nhạy cảm hơn với nỗi sợ hãi vì những đặc điểm tính cách mà họ được sinh ra, một số gen nhất định mà họ được thừa hưởng hoặc những tình huống mà họ đã trải qua. Những người từng có thời thơ ấu sợ hãi hoặc lo lắng mạnh mẽ có thể có một hoặc nhiều chứng ám ảnh sợ hãi.

Có một nỗi ám ảnh không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém hoặc chưa trưởng thành. Đó là một phản ứng mà bộ não đã học được để cố gắng bảo vệ người đó. Nó như thể hệ thống cảnh báo của não kích hoạt một báo động giả, tạo ra nỗi sợ hãi dữ dội không tương xứng với tình huống. Bởi vì tín hiệu sợ hãi rất dữ dội, người đó tin rằng mối nguy hiểm lớn hơn thực tế.

Nỗi sợ hãi kinh hoàng
Những trải nghiệm không tốt trong quá khứ có thể là nguồn gốc của sự sợ hãi

7. Vượt qua nỗi ám ảnh

Mọi người có thể học cách vượt qua nỗi ám ảnh bằng cách dần dần đối mặt với nỗi sợ hãi của họ. Điều này ban đầu không phải là dễ dàng, bạn cần có sự sẵn sàng và bản lĩnh. Đôi khi, mọi người cần sự giúp đỡ của một nhà trị liệu để hướng dẫn họ trong suốt quá trình.

Vượt qua nỗi sợ hãi thường bắt đầu bằng việc lập một danh sách dài những nỗi sợ hãi theo thứ tự từ ít đến tồi tệ nhất. Ví dụ: Với chứng sợ chó, danh sách có thể bắt đầu bằng những thứ mà người đó ít sợ nhất, chẳng hạn như nhìn ảnh một con chó. Sau đó, nó sẽ phát huy tác dụng đối với những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, chẳng hạn như đứng cạnh ai đó đang vuốt ve chó, xích chó, cưng nựng và dắt chó đi dạo.

Dần dần, với sự hỗ trợ, người đó thử từng tình huống sợ hãi trong danh sách - từng tình huống một, bắt đầu từ nỗi sợ hãi ít nhất. Người đó không bị buộc phải làm bất cứ điều gì và cố gắng giải quyết từng nỗi sợ hãi cho đến khi họ cảm thấy thoải mái, miễn điều đó là cần thiết.

Một nhà trị liệu cũng có thể chỉ cho người mắc chứng sợ chó cách tiếp cận, cưng nựng và dắt chó đi dạo, đồng thời, giúp người đó thử. Người đó có thể tưởng tượng những điều khủng khiếp có thể xảy ra khi ở gần một con chó. Chia sẻ về điều này cũng có thể hữu ích. Khi mọi người thấy rằng điều họ sợ không trở thành sự thật, đó có thể là một sự nhẹ nhõm rất lớn trong lòng.

Một nhà trị liệu cũng có thể dạy các phương pháp thư giãn như cách thở cụ thể, luyện tập thư giãn cơ hoặc tự nói chuyện nhẹ nhàng. Những điều này có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái và đủ mạnh dạn để đối mặt với những nỗi sợ hãi trong danh sách của họ.

Khi ai đó quen với một đối tượng hoặc tình huống sợ hãi, não sẽ điều chỉnh cách phản ứng của nó và chứng sợ hãi được khắc phục.

Thông thường, phần khó nhất để vượt qua nỗi ám ảnh là bắt đầu đối mặt với nó. Khi một người quyết định làm điều đó và nhận được sự hỗ trợ phù hợp thì nỗi sợ hãi có thể tan biến một cách nhanh chóng.

Vượt qua sự ám ảnh
Để vượt qua được sự ám ảnh, bạn cần học được cách đối mặt với nguồn gốc gây ra nỗi sợ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: kidshealth.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan