Cách đối phó với môi trường làm việc độc hại để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn

Bạn có đang làm việc tại nơi đầy tiêu cực, chán nản hoặc thiếu tôn trọng? Sau đây là cách đối phó với môi trường làm việc độc hại để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn.

1. Nỗi sợ hãi khi nghĩ đến việc phải đi làm vào sáng ngày mai?

Bạn có một ông chủ nóng tính, khối lượng công việc nhiều một cách không hợp lý, đồng nghiệp ác ý, môi trường làm việc độc hại... đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của bạn, dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ và trầm cảm. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận ra các dấu hiệu môi trường làm việc độc hại và biết khi nào nên rời đi.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang sống trong một môi trường làm việc độc hại

Khi làm việc ở môi trường độc hại, bạn thường sẽ cảm thấy không an toàn về mặt tâm lý, thường có cảm giác tiêu cực, có sự cạnh tranh không lành mạnh và ý muốn gây hấn. Các tác giả của một nghiên cứu gần đây xác định môi trường làm việc độc hại như sau:

  • Có hành vi tự ái;
  • Lãnh đạo thích công kích;
  • Quấy rối;
  • Bắt nạt;
  • Tẩy chảy;
  • Hành vi đe dọa từ người quản lý và đồng nghiệp.

Đây là một số dấu hiệu có thể góp phần tạo ra môi trường làm việc độc hại:

  • Ông chủ phá hoại khiến bạn thất vọng;
  • Quản lý vi mô;
  • Có nhiều tin đồn quá mức;
  • Hành vi bè phái;
  • Ông chủ hoặc đồng nghiệp vô cùng thụ động;
  • Bị quấy rối hoặc phân biệt đối xử;
  • Có thành kiến;
  • Điều kiện làm việc không an toàn, môi trường độc hại;
  • Điều kiện làm việc khắc nghiệt (môi trường ghen tị với thành công của người khác hoặc đồng nghiệp cố gắng làm xấu bạn hoặc coi thường công việc của bạn);
  • Thiếu tôn trọng;
  • Thiếu cơ hội phát triển;
  • Khối lượng công việc không thực tế;
  • Lương thấp;
  • Lịch trình không thể đoán trước;
  • Đồng nghiệp có hành vi hoặc thái độ cư xử không phù hợp;
  • Có nhiều chỉ trích không mang tính xây dựng;
  • Sếp liên tục dọa sa thải nhân viên;
  • Bầu không khí mang hơi hướm của sự tiêu cực kéo dài.

3. Môi trường làm việc độc hại có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc vì vậy nếu 8 giờ trong ngày của bạn chứa đầy “tiêu cực", điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng một môi trường làm việc độc hại bao gồm quấy rối, bắt nạt và tẩy chay chính là nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đáng kể cho nhân viên và có thể dẫn đến căng thẳng, kiệt sức ở mức độ cao. Độc tính này có thể thúc đẩy hành vi tiêu cực tại nơi làm việc và làm hỏng hiệu quả của tổ chức. Điều này kéo dài sẽ làm sự mất sự gắn kết giữa các nhân viên, giảm năng suất, kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới, dẫn đến doanh thu của cả tổ chức không cao.

Theo một báo cáo từ MIT Sloan Management Review, văn hóa làm việc độc hại có khả năng khiến một nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc cao gấp 10 lần so với nơi làm việc có mức lương thấp. Trên thực tế, báo cáo cho thấy môi trường làm việc độc hại là lý do số 1 khiến mọi người rời bỏ công việc của họ trong giai đoạn nghỉ việc sau COVID-19 - không phải vì tiền lương (như hầu hết mọi người vẫn nghĩ).

4. Lời khuyên để đối phó với một môi trường làm việc độc hại

  • Hãy nhớ rằng môi trường làm việc độc hạ không phải là lỗi của bạn: Sự tiêu cực trong công việc không phải là lỗi của bạn. Mặc dù có một thái độ tích cực và tư duy hợp tác có thể giúp ích trong một số tình huống nhất định, nhưng hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể làm được một số việc để cải thiện văn hóa tại nơi làm việc của mình;
  • Nghỉ trưa ở nơi khác: Đảm bảo nghỉ trưa ở nơi bạn có thể thoát ra khỏi môi trường làm việc và thả lỏng một cách tự nhiên;
  • Đặt ranh giới: Đừng để bị bắt nạt dẫn đến bỏ bữa trưa hoặc làm việc ngoài giờ mà không được trả lương. Giải thích với sếp của bạn rằng bạn cần thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng và làm tốt công việc của mình;
  • Đừng tham gia vào các “drama": Cố gắng tránh xa bất kỳ thị phi hay tin đồn nào, bạn sẽ không nhận được điều gì tích cực sẽ từ nó;
  • Tập trung vào mục tiêu của bạn: Cố gắng hết sức để duy trì trạng thái tinh thần tích cực, bạn sẽ không ở đây mãi mãi và bạn sẽ có những mục tiêu lớn hơn và tốt hơn phía trước;
  • Có một thói quen sau giờ làm việc để nâng cao cảm xúc của bạn: Làm điều gì đó sau giờ làm việc để loại bỏ tâm lý tiêu cực, bạn có thể đi dạo trong công viên, tắm nước nóng hoặc gọi điện cho bạn bè;
  • Gắn bó với một vài đồng nghiệp đáng tin cậy: Bạn nên giữ một vài đồng minh trong công việc để bạn có thể hỗ trợ và tâm sự với nhau.
  • Đừng thỏa hiệp với các giá trị của bạn: Nếu ai đó ở nơi làm việc đối xử tàn nhẫn với bạn, đừng đáp lại bằng sự tử tế vì điều này sẽ chỉ làm cho tình hình leo thang.
  • Thực hiện các biện pháp giúp đối phó với căng thẳng thường xuyên: Tập thiền, yoga hoặc tập thể dục hàng ngày để giúp bạn xử lý căng thẳng mãn tính.
  • Lên kế hoạch rút lui: Nếu tình hình công việc độc hại không sớm được cải thiện, hãy bắt đầu tìm kiếm một vị trí mới.

Theo kết quả Khảo sát về Công việc và Sức khỏe năm 2022 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 81% số người được hỏi cho biết sự hỗ trợ của chủ đối với sức khỏe tinh thần của nhân viên là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi tìm kiếm công việc mới trong tương lai. Khi những người được hỏi yêu cầu chọn từ danh sách những hỗ trợ có thể có mà họ muốn nhà tuyển dụng cung cấp, sau đây là bốn hỗ trợ hàng đầu:

  • Giờ làm việc linh hoạt (41% công nhân);
  • Văn hóa nơi làm việc tôn trọng thời gian nghỉ (34%);
  • Có khả năng làm việc từ xa (33%);
  • Một tuần làm việc 4 ngày (31%).

5. Có cách nào để cải thiện môi trường làm việc độc hại không?

  • Tương tự như chất độc trong không khí, môi trường làm việc độc hại có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động. Nếu bạn tiếp tục làm việc quá lâu, nó có thể dẫn đến mức độ căng thẳng cao, lòng tự trọng bị tụt giảm và bệnh lý trầm cảm.
  • Nếu sự vấn đề đến từ lãnh đạo hoặc tư duy của công ty, bạn sẽ không thể làm được gì nhiều để cải thiện, tuy nhiên nếu vấn đề chỉ đến từ 1 hoặc 2 người, bạn có thể thảo luận với người quản lý đáng tin cậy hoặc nói chuyện với bộ phận nhân sự (HR). Sau đó, công ty có thể thuê trợ giúp từ bên ngoài như thông qua chương trình hỗ trợ nhân viên (EAP) để giúp giải quyết vấn đề.
  • Nếu không có sự lựa chọn nào ngoài việc ở lại lúc này, hãy thử đặt mình vào một vỏ bọc nhỏ, cố gắng tránh mọi thị phi và giữ an tĩnh cho riêng mình. Tập trung vào các mục tiêu bên ngoài công việc và bắt đầu lập kế hoạch để thoát ra ngoài.

6. Bao lâu để sống trong một môi trường làm việc độc hại?

Thời gian bạn ở lại môi trường làm việc độc hại sẽ liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng của “chất độc” đối với bạn. Để xác định có nên tiếp tục ở lại trong tình huống này hay không, người lao động hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • Công việc này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của tôi như thế nào? Nếu bạn không thể ngủ ban đêm và cảm thấy sợ hãi mỗi ngày khi phải đến nơi làm việc, bạn nên nhanh chóng bắt đầu tìm một công việc khác.
  • Vấn đề này phổ biến như thế nào? Đây là vấn đề của công ty hay chỉ là vấn đề từ 1 vài cá nhân? Nếu bạn tin rằng đó là một vấn đề có thể cho qua (ví dụ: một đồng nghiệp cụ thể đang khiến bạn đau khổ), có lẽ bạn có thể nói chuyện với quản lý đáng tin cậy hoặc chuyên gia nhân sự về vấn đề đó.
  • Lãnh đạo độc hại? - tốt nhất là nên rời đi sớm.
  • Bạn có bị quấy rối tình dục hay không? Nếu có thì điều tốt nhất bạn có thể làm là đến phòng nhân sự và ghi lại mọi thứ.

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết phải làm gì tiếp theo, bạn nên cân nhắc và viết ra những ưu/nhược điểm của việc ở lại và rời đi.

Tương tự như chất độc trong không khí, cảm xúc độc hại trong môi trường làm việc có thể khiến bạn phát bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Cảm giác không an toàn, không được đánh giá cao trong công việc có khả năng dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần, bao gồm mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm và tổn thương lòng tự trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

554 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan