Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc long đờm

Nhóm thuốc long đờm là loại thuốc làm tiêu chất nhầy làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy để dễ ho khạc, tống chất nhầy ra khỏi đường hô hấp dễ hơn. Tuy nhiên, vì thuốc long đờm có thể gây ra một số phản ứng bất lợi nên khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng, nhất là với đối tượng trẻ em.

1. Thuốc long đờm là gì?

Ho là một trong những triệu chứng do các bệnh ở đường hô hấp gây ra. Ho bao gồm: ho có đờm và ho không có đờm (ho khan).

Ho có đờm là thể ho kèm tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm,... Một loại thuốc hay được dùng để trị ho có đờm là thuốc long đờm.

Các loại thuốc trong nhóm thuốc long đờm gồm: Acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinon,... Thuốc long đờm gồm thuốc long đờm đơn chất chỉ chứa thuần túy thuốc long đờm như Bisolvon (chỉ chứa bromhexin), Acemuc (chỉ chứa acetylcystein), Mucosolvan (chỉ chứa ambroxol),... và thuốc trị ho phối hợp (trong thành phần có chứa sẵn thuốc long đờm như Atussin, Solmux Broncho,...).

2. Tác dụng của thuốc long đờm

Viêm tiểu phế quản cấp
Thuốc long đờm có thể dùng để sử dụng trong điều tri bệnh viêm phế quản cấp

Tiêu chất nhầy: Tác dụng thuốc long đờm là làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho hoặc khạc đờm. Các hoạt chất như: guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, ... với các biệt dược như Acodin, Terpincod, Passedyl, Terpin... có tác dụng trực tiếp lên đờm, làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối disulphure, cầu nối oligo sacharid) nhưng không làm tăng thể tích, khối lượng đờm, khiến cho đờm giảm độ nhớt, độ quách, dễ tống ra ngoài khi ho khạc.

Ngoài điều trị ho có đờm, một trong những tác dụng thuốc long đờm là dùng để sử dụng trong điều trị bệnh nhầy nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quản cấp hoặc mạn tính.

Làm thuốc giải độc: Thuốc long đờm acetylcystein còn được sử dụng làm thuốc giải độc cho các trường hợp sử dụng paracetamol quá liều.

Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp: bromhexin, ambroxol thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp đi kèm ho có đờm.

3. Tác dụng phụ của thuốc long đờm

Viêm loét dạ dày
Thuốc dễ gây loét dạ dày nên ở người bị viêm loét dạ dày cần tránh sử dụng

Là thuốc làm tiêu chất nhầy, long đờm, nhưng thuốc cũng có thể gây ra một số phản ứng bất lợi nên khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng, nhất là với đối tượng trẻ em. Một số tác dụng phụ thuốc long đờm có thể kể đến như sau:

Làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày: Tác dụng phụ thuốc long đờm là có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày, vì vậy dễ gây hại làm loét dạ dày, nên cần tránh dùng ở người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Khởi phát cơn co thắt phế quản: Thuốc long đờm cần tránh dùng đối với người bệnh hen suyễn vì thuốc có thể khởi phát cơn co thắt phế quản.

Dị ứng thành phần của thuốc: Rất hiếm trường hợp có phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban , ngứa, sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng.

Một số tác dụng phụ thuốc long đờm: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hoá, tăng nhẹ men gan, chóng mặt, nhức đầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan