Thuốc Bixazol có thành phần bao gồm Sulfamethoxazol 200mg và Trimethoprim 40mg được bào chế ở dạng hỗn dịch uống. Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn, viêm xoang mũi, viêm tai giữa hoặc thận tiết niệu hoặc viêm nhiễm đường tiêu hoá. Tuy nhiên sử dụng thuốc Bixazol có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, nổi dát đỏ ở da, buồn nôn, ... Vì vậy người bệnh nên tìm hiểu kỹ và tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Bixazol.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Bixazol
Thuốc Bixazol là thuốc gì? Thuốc có thành phần bao gồm Sulfamethoxazol và Trimethoprim. Sulfamethoxazol thuộc nhóm kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn đồng thời ức chế enzyme dihydrofolate - reductase của vi khuẩn. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỷ lệ 1:5 = Trimethoprim : Sulfamethoxazol. Tỷ lệ phối hợp này sẽ tạo ra các tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị đồng giảm tình trạng kháng thuốc.
Hợp chất Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự như acid para aminobenzoic có cạnh tranh với thành phần này nhờ ái lực cao với các dihydropteroate synthetase ở giai đoạn một của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Còn đối với Trimethoprim trong một số trường hợp nên sử dụng riêng thì sẽ tốt hơn là phối hợp với nhau. Chẳng hạn, Trimethoprim sử dụng riêng với các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính có tác dụng khuếch tán tốt hơn vào trong màng nhầy phế quản bị viêm. Trong khi đó, Sulfamethoxazol chỉ có thể thực hiện ở trong máu. Vì thế không tới được nơi nhiễm khuẩn. Điều đó cho thấy, quá trình điều trị viêm phế quản mãn đợt cấp chỉ có thể sử dụng riêng hợp chất Trimethoprim.
Khi Sulfamethoxazol được đưa vào cơ thể nó có thể tan mạnh trong lipid và có thể tích phân bố nhỏ hơn Trimethoprim. Những khi có sự phối hợp với Trimethoprim theo tỷ lệ ở trên thì nồng độ đạt được trong huyết tương cũng tương ứng với tỷ lệ 1:20 và đây cũng chính là tỷ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc.
Sulfamethoxazol được hấp thu khá tốt qua đường tiêu hoá. Sinh khả dụng của thuốc cao và đạt nồng độ trong máu xấp xỉ bằng cách tiêm tĩnh mạch. Thuốc được phân bố rộng rãi ở các mô và dịch cơ thể bao gồm cả dịch não tuỷ. Sulfamethoxazol được chuyển hoá ở gan và thải trừ đặc biệt chủ yếu qua nước tiểu có thể ở dạng nguyên vẹn hoặc ở dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải của thuốc Sulfamethoxazol có thể trong khoảng từ 9 đến 1 giờ ở người bình thường. Tuy nhiên đối với trường hợp mắc bệnh suy thận thì thời gian có thể lâu hơn.
Trimethoprim qua đường tiêu hoá được hấp thu nhanh và nồng độ trong máu có thể đạt đỉnh sau 1 đến 4 giờ. Thành phần này có khả năng gắn với protein huyết tương ứng khoảng 45%. Trimethoprim phân bố khá nhiều trong mô và các dịch bao gồm thận, gan, phổi, dịch phế quản, nước bọt, thuỷ dịch của mắt, tuyến tiền lịch và dịch âm đạo ở phụ nữ. Thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và có thể xuất hiện trong sữa mẹ.
Trimethoprim có chu kỳ bán thải khoảng 8 đến 10 giờ ở người lớn và ở trẻ em thì ít hơn. Nhưng lại kéo dài ở trường hợp suy thận hoặc trẻ sơ sinh. Trimethoprim chủ yếu được đào thải qua đường thận và ở dạng không đổi. Với khoảng 40% đến 60% liều lượng được đào thải qua thận trong 24 giờ. Trimethoprim có thể được loại khỏi máu qua quá trình lọc máu.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Bixazol
Thuốc Bixazol được chỉ định sử dụng trong điều trị các trường hợp như nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các triệu chứng như viêm phế quản mãn, viêm xoang mũi, viêm tai giữa. Hoặc nhiễm trùng thận - tiết niệu với các triệu chứng viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính. Viêm đường tiêu hoá, kiết lỵ mãn đặc biệt với các trường hợp nhiễm khuẩn do Salmonella, Shigella, E.Coli. Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng rộng rãi với trẻ em.
Tuy nhiên thuốc Bixazol có thể chống chỉ định với một số trường hợp bao gồm: Những trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc trẻ em dưới 3 tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang nuôi con bú. Hoặc những người mắc bệnh suy gan, suy thận nặng, thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bixazol
Đối với trẻ dưới 12 tuổi trừ khi được kê đơn riêng thuốc Bixazol thì liều lượng khuyên dùng là 6mg Trimethoprim và 30mg Sulfamethoxazol tương ứng với 1kg cân nặng cơ thể trong khoảng 24 giờ, và thuốc được chia làm hai lần. Liều chuẩn được khuyên dùng cho từng độ tuổi:
- Trẻ từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi có thể sử dụng 1 ống một ngày và được chia thành 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi có thể sử dụng 1 ống một ngày, chia làm hai lần và mỗi lần cách nhau 12 giờ.
- Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi có thể sử dụng 2 ống một ngày, chia làm hai lần mỗi lần cách nhau 12 giờ
- Với người lớn và trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng 4 ống một ngày và chi làm hai lần mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Người suy thận có độ thanh thải creatinin trên 30ml/ phút thường sử dụng liều của người lớn, còn với người bệnh có độ thanh thải creatinin bằng 15 đến 30ml/ phút thì chỉ sử dụng 50% liều lượng cho người lớn. Nếu người bệnh có độ thanh thải dưới 15ml/ phút thì không nên sử dụng thuốc.
Thuốc có thể sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt ở dạng lactat.
Người bệnh nên tiếp tục điều trị cho tới khi hết triệu chứng khoảng 2 ngày, phần lớn điều trị cũng phải ít nhất 5 ngày. Tuy nhiên, nếu sau 7 ngày điều trị mà tình trạng bệnh không cải thiện thì người báo bác sĩ để nhận sự hỗ trợ về y tế.
Thuốc Bixazol được lắc kỹ trước khi sử dụng nhằm thu được hỗn hợp dịch đồng đều.
Liều lượng khuyên dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đạt hiệu quả điều trị thì người bệnh cần được khám và chỉ định kê đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Bixazol quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu của tác dụng phụ không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để có thể hỗ trợ y tế kịp thời giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.
Nếu người bệnh sử dụng thuốc Bixazol mà bị quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Bixazol quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo. Người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều Bixazol vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại của người bệnh.
4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý sử dụng thuốc Bixazol
Khi sử dụng thuốc Bixazol có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn và được chia thành các mức độ:
- Tác dụng phụ thường gặp bao gồm các triệu chứng về tiêu hoá như nôn và buồn nôn, ngứa, phát ban, viêm lưỡi.
- Tác dụng phụ ít và hiếm gặp bao gồm: đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, tăng bạch cầu ưa eosin giảm bạch cầu, chán ăn, ỉa chảy. Hoặc có thể liên quan đến tăng transaminase, vàng da, ứ mật, suy gan hoại tử, phản ứng phản vệ và bệnh huyết thanh, tăng creatinin và ure huyết thanh, viêm đại tràng màng giả, viêm miệng, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, viêm màng não vô khuẩn, trầm cả, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, nhạy cảm với ánh sáng,...
Với những trường hợp gặp tác dụng phụ không mong muốn nên ngưng sử dụng thuốc khi có những biểu hiện ngoại ban, vì nếu không có thể dẫn tới hội chứng Stevens-Johnson. Với trường hợp người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có thể sử dụng thêm folinat từ 5 đến 7 ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.