15- 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Nhổ răng thường là phương pháp cuối cùng được các nha sĩ lựa chọn để loại bỏ các tổn thương không thể hồi phục trên cung hàm người bệnh. Tuy nhiên, ở những thời điểm nhạy cảm như 15-17 tuổi thì trẻ có thể thắc mắc về việc liệu trước 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không. Sự thật về vấn đề này như thế nào?

1. 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Trong đa số các trường hợp răng sữa muộn nhất của trẻ sẽ dừng lại ở năm 14 tuổi và trong các răng hàm thì răng 6,7 mọc lên đã là răng vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là khi trẻ được 15 tuổi việc nhổ răng sẽ không thể có răng khác mọc lên thay thế được nữa. Vì lúc này tất cả các răng trên cung hàm đều là răng vĩnh viễn và kết thúc quá trình thay răng sữa. Một khi đã nhổ răng trong giai đoạn này thì sẽ không thể mọc răng khác thay thế.

Như vậy câu trả lời cho việc 15 hay 16 tuổi nhổ răng có mọc lại không đều sẽ là không. Từ 15 tuổi trở đi việc phải nhổ bỏ răng sẽ được cân nhắc kỹ vì không thể có răng khác mọc theo sinh lý bình thường thay thế.

2. Những trường hợp trẻ 15-17 tuổi phải nhổ răng

Như đã đề cập thì việc chỉ định nhổ răng cho các trẻ trên 15 tuổi phải được cân nhắc kỹ, thường chỉ rơi vào các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức cho trẻ.
  • Chỉnh nha cần nhổ răng để quá trình niềng thuận lợi hơn, cung hàm có khoảng trống tạo điều kiện cho các răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn của nha sĩ.
  • Khi răng bị viêm tuỷ, sâu răng nặng khiến thân răng bị tổn thương không thể phục hồi bằng kỹ thuật hàn, trám răng thông thường.
  • Thân răng bị mẻ, vỡ nghiêm trọng do bị chấn thương hoặc tai nạn. Nếu không được nhổ bỏ sớm có thể làm tủy răng bị tổn thương.
  • Bị tiêu xương ổ răng hoặc viêm nha chu nặng, thân răng lộ ra ngoài khá nhiều.
  • Khi răng sữa đến thời gian cần được thay thế để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

3. Một số lưu ý sau khi nhổ răng cho trẻ 15 tuổi

Sau khi nhổ răng cho trẻ 15 tuổi, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề chăm sóc tại nhà như sau:

  • Vệ sinh răng miệng: Trong 24 tiếng đầu không nên chải răng, súc miệng nước muối ngay, tránh khạc nhổ hay tác động mạnh vào vùng mất răng. Những ngày sau có thể chải răng nhẹ nhàng kết hợp súc miệng nước muối sinh lý để vết thương mau lành. Ngoài ra có thể dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng kỹ càng
  • Chế độ ăn uống: Khi vết thương chưa lành nên ưu tiên các món ăn mềm (cháo súp, sinh tố, sữa). Cần bổ sung nhiều rau củ quả để cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cao giúp thúc đẩy quá trình lành thương. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D, canxi giúp nâng cao sức khỏe răng nướu, mau hồi phục vết thương. Kiêng các món c ứng, dai, giòn (trong 2 tuần), các món nóng, cay vì dễ gây ra tình trạng kích ứng vết thương.
  • Sử dụng thuốc: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Một vấn đề khác về việc khôi phục răng sau khi nhổ răng ở trẻ 15 tuổi cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm có nhưng lưu ý sau:

  • Khi mất răng thì việc trồng Implant hiện nay là phương án tối ưu nhất giúp phục hồi khả năng ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên khi răng và xương hàm đã phát triển đầy đủ.
  • Do đó trẻ em 15 tuổi sau khi nhổ răng có thể dùng răng giả tháo lắp, hoặc đeo hàm giữ khoảng cách cho đến khi đủ tuổi rồi thực hiện Implant sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan