Trồng răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ là kỹ thuật gây ảnh hưởng nhất định đến răng thật nên có thể tiềm ẩn rủi ro nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại. Để đề phòng những vấn đề có thể xảy ra, trồng răng sứ có tháo ra được không là thắc mắc của rất nhiều người.

1. Sau làm răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến hàng đầu hiện nay, thường được áp dụng cho những đối tượng gặp các vấn đề như sâu, vỡ, mẻ hoặc muốn tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi 1 phần men răng của những chiếc răng khiếm khuyết. Sau đó, bác sĩ tiếp tục sử dụng mão sứ để gắn cố định lên trên, giúp tái tạo lại hình dáng và màu răng theo ý muốn. Sau làm răng sứ, chức năng ăn nhai vẫn được đảm bảo tốt.

Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân khiến cho răng sứ gặp vấn đề sau thực hiện như đau nhức, kém thẩm mỹ... Lúc này, bệnh nhân sẽ thường vô cùng lo lắng và đặt ra câu hỏi sau bọc răng sứ có tháo ra được không.

Thực tế, răng sứ vẫn có thể tháo ra sau khi bọc nếu có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, quy trình thực hiện phải được đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nhất định, dưới sự hỗ trợ của những máy móc chuyên dụng. Điều này giúp cho việc tháo mão sứ không xảy ra sai sót, làm tổn thương đến mô răng bên cạnh.

2. Những trường hợp được tháo răng sứ

Như vậy, về việc dán răng sứ có tháo ra được không, câu trả lời hoàn toàn là có. Đây là điều không ai mong muốn nhưng thường phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng trong những trường hợp sau:

  • Răng sứ bị nứt, vỡ nặng: Nếu bạn sử dụng phải răng sứ kém chất lượng hoặc thường xuyên dùng răng để cắn, xé các món ăn quá dai, quá cứng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng sứ bị nứt, vỡ ra từng mảnh và không thể giữ lại được nữa.
  • Răng đau nhức kéo dài: Với những người bị mài răng quá nhiều gây xâm lấn đến cấu trúc răng, cảm giác đau nhức có thể xuất hiện kéo dài. Nguy hiểm hơn nữa, điều này có thể dẫn đến răng bọc sứ bị viêm tủy và bắt buộc phải tháo mão sứ ra để điều trị tủy.
  • Hôi miệng: Có thể xảy ra khi bạn vệ sinh răng miệng không kỹ hoặc do labo chế tác răng sứ sai kỹ thuật, mão răng khi lắp không ăn khớp với cùi răng. Điều này khiến gây ra các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và dẫn đến mùi hôi khó chịu.
  • Dị ứng với chất liệu răng sứ: Đây là trường hợp hiếm gặp, khi bệnh nhân không thích ứng được với răng sứ kim loại. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ và thay bằng loại răng sứ mới phù hợp hơn.
  • Viền nướu của răng lắp sứ bị đen: Khi chọn răng sứ kim loại, dưới ảnh hưởng của nước bọt và các chất trong miệng, răng sứ kim loại bị oxy hoá khiến viền nướu bị đen làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Răng sứ bị hở, cong vênh: Điều này thường gặp khi có sai sót trong các bước như mài cùi răng, lấy dấu hàm, chế tác hay gắn răng sứ.

3. Tìm hiểu quy trình tháo và bọc lại răng sứ

Quy trình tháo răng sứ cũ và bọc răng sứ lần 2 thường được các bác sĩ thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân được bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó gây tê để giảm cảm giác khó chịu khi tháo răng sứ.
  • Bước 2: Tùy vào tình trạng răng của người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt nhỏ mão răng và tháo lần lượt từng miếng, giúp không gây va chạm vào cùi răng bên trong. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện mài xung quanh thân răng sứ theo chiều dọc cho đến khi lộ ra lớp sườn để dễ dàng tháo gỡ mão sứ.
  • Bước 3: Bác sĩ chuẩn bị cùi răng thật và lấy dấu chế tác răng sứ mới thay thế cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Sau khi mão sứ hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn thử và cân chỉnh lại khớp cắn để tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Cuối cùng, bác sĩ thực hiện lắp mão sứ cố định bằng keo dán chuyên dụng.

4. Tháo răng sứ có đau không?

Theo các chuyên gia, sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại, việc tháo mão sứ và bọc lại lần 2 đều không gây đau nhức cho người thực hiện. Bởi lẽ bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê, đồng thời không cần mài thêm răng thật khi áp dụng quy trình này. Do đó, người bệnh sẽ không phải chịu cảm giác ê đau hay buốt răng.

Tuy nhiên, để bọc lại răng sứ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hiệu quả và an toàn hơn lần trước, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín. Điều này giúp quá trình tháo và bọc lại răng sứ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, dưới sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại và sử dụng vật liệu sứ đảm bảo chất lượng.

Trên đây là một số thông tin giải đáp trồng răng sứ có tháo ra được không. Về cơ bản, bạn hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín khi có ý định tháo răng sứ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

958 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan