Sau sinh mổ có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là một thức uống có nhiều chất dinh dưỡng được làm từ đậu nành, cũng là một thức uống được khuyên dùng cho phụ nữ. Có nhiều bà mẹ thắc mắc liệu sau sinh mổ có uống sữa đậu nành được không? Để giải đáp thắc mắc đó, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Sau sinh mổ có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành được coi là một thức uống giàu chất dinh dưỡng, bởi vì sữa đậu nành cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, 8 loại axit amin và các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin D, vitamin E, B6, B12, canxi, kẽm, magie,...

Người ta nhận thấy trong 100ml sữa đậu nành chứa khoảng 3.6g protein xấp xỉ lượng protein có trong sữa bò giúp bổ sung năng lượng, tái tạo mô giúp vết thương mau lành. Canxi trong sữa đậu nành dù không cao như sữa động vật nhưng cũng giúp bù đắp phần canxi mất đi trong quá trình mang thai và cho con bú. Ngoài ra, chất isoflavone có trong sữa đậu nành công thức hóa học gần giống như hormone estrogen giúp da dẻ mịn màng.

Như vậy, nếu bạn thắc mắc sinh mổ có được uống sữa đậu nành hay sinh mổ có nên uống sữa đậu nành hay không. Thì câu trả lời là có, với những lợi ích của sữa đậu nành như trên, thì không có lý do gì mà phụ nữ sau sinh mổ không lại không sử dụng được. Mẹ sau sinh mổ hay sinh thường đều hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa đậu nành, nhưng cũng cần sử dụng đúng cách và không lạm dụng quá.

2. Những lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ sau sinh mổ

Những lợi ích mà sữa đậu nành mang tới cho phụ nữ sau sinh, bao gồm:

  • Tốt cho tim mạch: Đậu nành không chứa cholesterol nên tốt cho sức khỏe tim mạch, hạn chế được những nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch.
  • Giúp giảm tình trạng rụng tóc sau sinh: Uống sữa đậu nành kết hợp với một chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở mẹ sau khi sinh con, kích thích tóc mọc và hạn chế gãy rụng.
  • Giảm các vấn đề về da: Mẹ sau sinh có thể gặp phải các vấn đề như nổi mụn, nám da do thức khuya chăm con, do rối loạn hormone thì việc sữa đậu nành có tác dụng giảm tình trạng tăng sắc tố. Các hợp chất trong sữa đậu nành còn có tác dụng giúp chống lão hóa và hợp chất isoflavone có tác dụng gần giống estrogen, giúp chị em có làn da mịn màng và giảm sự khô hạn sau sinh.
  • Chống trầm cảm: Uống sữa đậu nành có thể cải thiện tâm trạng của mẹ sau sinh. Nó chứa vitamin B6 và các vitamin nhóm B tốt cho thần kinh. Magie có trong sữa đậu nành cũng giúp mẹ vui vẻ và hăng hái hơn.
  • Dễ tiêu hoá: Trong sữa đậu nành vừa không chứa lactose, nguồn gốc thực vật nên dễ tiêu hoá hơn.
  • Phòng ngừa loãng xương: Sữa đậu nành còn có thể cung cấp một lượng lớn canxi cho mẹ bầu giúp phòng ngừa loãng xương, do canxi cung cấp cho mẹ bầu và cho cả trẻ bú mẹ.
  • Hỗ trợ giảm cân: Trong sữa đậu nành không chứa nhiều chất béo mà lại rất giàu chất xơ, vì vậy uống sữa đậu nành có thể giảm cơn đói, hạn chế được lượng thức ăn cơ thể hấp thụ, giúp mẹ bầu mau chóng phục hồi lại vóc dáng thon thả. Tuy nhiên, bạn không nên ăn ít quá sau sinh mồ vì cơ thể mới mất nhiều máu, cần được bổ sung lại lượng máu đã mất.
  • Tăng lượng sữa mẹ: Mẹ uống nhiều sữa đậu nành điều độ có thể giúp sữa về nhiều, nguồn sữa thơm ngon chất lượng hơn, từ đó kích thích trẻ bú nhiều và mau phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ.
  • Cân bằng nội tiết tố: Isoflavon có trong sữa đậu nành có thành phần tương tự hormon sinh dục nữ, giúp cân bằng nội tiết tố và phòng ngừa mãn kinh sớm.

3. Những điều cần chú ý khi uống sữa đậu nành sau sinh mổ

Mặc dù sữa đậu nành rất tốt và giàu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, nhưng cũng cần dùng đúng cách. Bạn hãy lưu ý những điều sau để đảm bảo dùng đúng và hiệu quả tốt nhất:

  • Bạn chỉ nên mỗi ngày uống tối đa 500ml tránh bị lạnh bụng, uống nhiều quá không những cơ thể không hấp thụ hết, lại khiến khó hấp thu các chất khác và làm cho mẹ đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • Nên bổ sung thêm sữa động vật và một chế độ ăn uống dinh dưỡng đa dạng để có đủ nguồn dinh dưỡng cho con bú. Chứ không nên chỉ dùng mỗi sữa đậu nành.
  • Nếu bạn tự làm sữa đậu nành, thì hãy nhớ cần phải đun kỹ và không được uống sống, vì nếu không nấu chín sữa đậu nành sẽ còn tồn đọng những chất độc hại, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.
  • Nếu mẹ sau sinh uống sữa đậu nành vào buổi sáng thì nên uống sữa kèm với những thực phẩm ăn nhẹ như bánh mì ngọt, bánh bao, đồ ăn chứa tinh bột,... Không nên uống sữa đậu nành khi bạn đang đói và sau khi uống sữa không nên dùng ngay những loại trái cây chứa nhiều axit như cam, bưởi, quýt,... vì điều này làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Không nên uống sữa đậu nành với trứng, vì thành phần trypsin trong sữa khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ bị mất giá trị dinh dưỡng. Còn có thể gây kết tủa trong đường tiêu hoá, ảnh hưởng tới chức năng dạ dày, tá tràng.
  • Nếu bạn nấu sữa đậu nành thì không nên bảo quản sữa trong ấm(phích giữ nhiệt): Nhiệt độ trong phích hay ấm không phù hợp với sữa đậu nành, nó có thể khiến cho vi khuẩn tấn công sữa nhanh chóng. Từ đó làm sữa bị chua, hỏng nhanh chóng chỉ sau vài giờ. Nên bảo quản sữa trong tủ lạnh để được hạn dài nhất và khi uống thì làm ấm hoặc chờ cho sữa bớt lạnh.
  • Hạn chế dùng đường pha với sữa đậu nành và đặc biệt cần tránh là đường đỏ: Trong đường đỏ có nhiều axit hữu cơ có thể kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất khác nhau làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, làm giảm sự hấp thu và tiêu hóa sữa này của cơ thể.

Như vậy, thông qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi sinh mổ có uống sữa đậu nành được không? Sinh mổ phụ nữ mang thai thường mất nhiều máu hơn sinh thường, cho nên ngoài việc uống sữa đậu nành, bạn nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng đa dạng để phục hồi sức khoẻ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan