Hội chứng ống cổ tay ở các bà mẹ đang cho con bú: Làm thế nào để giảm đau?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hội chứng ống cổ tay là một trong những vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến bàn tay ở các bà mẹ đang cho con bú. Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là chèn ép dây thần kinh giữa, tình trạng này gây tê, ngứa ran hoặc yếu ở tay. Nó xảy ra do áp lực lên dây thần kinh giữa, chạy dọc theo chiều dài cánh tay, đi qua một lối đi trong cổ tay được gọi là đường hầm ống cổ tay. Hội chứng này thường gặp ở những sản phụ sau khi sinh em bé. Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng đau của hội chứng ống cổ tay ở các bà mẹ đang cho con bú?

Trong một số trường hợp, những người phụ nữ sau sinh thường có cảm giác đau và tê ở tay cũng như ngón tay. Hiện tượng này được gọi là hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay thường gặp khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 của thai kỳ và biến mất dần theo thời gian sau khi sinh. Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở cổ tay, đau lan xuống ngón I, II, III và nửa ngoài của ngón tay IV, sau đó đau lan cả gan và các ngón tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở lên nặng hơn khi về đêm, trong trường hợp này cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay, tay mẹ bầu sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn trong khi sử dụng sức ở tay.

1. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay

Hội chứng này thường xảy gặp ở những người có công việc vận động cổ tay nhiều, chấn động rung do dụng cụ cầm tay, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay,...hội chứng này còn hay gặp trong các chứng viêm đa dây thần kinh do viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính. Bệnh có thể trầm trọng hơn khi có các chuyển động lặp lại hoặc các vị trí bị uốn cong quá mức trong thời gian cho con bú.

Cơn đau và tê buốt ở tay thường bắt đầu từ khi những người phụ nữ mang thai với biểu hiện điển hình là tình trạng sưng ống cổ tay. Về mặt giải phẫu học, dây thần kinh giữa đi cùng với các gân cơ gấp của các ngón tay trong ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi niêm mạc giữ gân gấp với các vách xung quanh là bờ của các xương cổ tay. Chính vì nằm trong một cấu trúc cố định, khả năng co giãn hạn chế nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp do viêm hoặc thường xuyên thực hiện các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nhỏ đi sát bên dây thần kinh chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các mô vùng này gây ra tình trạng thiểu dưỡng. Tăng áp lực trong ống cổ tay có thể dẫn đến rối loạn dẫn truyền sợi trục và thiếu máu, đặc biệt là khu vực màng ngoài của dây thần kinh. Lâu dần, tình trạng này gây ra các triệu chứng lâm sàng tổn thương dây thần kinh giữa.

viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường
Viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Trong quá trình người phụ nữ mang thai, rất nhiều mô, cơ quan trong cơ thể bị phù, trong đó có cả phần ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay trong trường hợp này không liên quan đến việc thường xuyên thực hiện các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức, tuy nhiên hậu quả do chúng để lại là như nhau. Áp lực từ đường hầm ống cổ tay bị sưng gây tê, ngứa ran, nóng rát, đau ở các ngón tay và thường xuyên lên cánh tay.

Hội chứng ống cổ tay đôi khi có thể xuất hiện cả trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh. Thông thường hội chứng ống cổ tay sẽ tự khỏi trong một vài tuần hoặc một vài tháng sau sinh mà không cần điều trị. Một số trường hợp hội chứng ống cổ tay xuất hiện ở các bà mẹ cho con bú. Trong những trường hợp này, hội chứng ống cổ tay bắt đầu trong vòng một tháng sau sinh và chỉ khỏi hoàn toàn ít nhất là sau khi đã cai sữa. Ngoài ra hội chứng ống cổ tay cũng từng được phát hiện ở những bà mẹ không cho con bú và dường như các triệu chứng của bệnh nhẹ hơn nhiều so với ở những bà mẹ cho con bú. Điều này được lý giải do chuyển động lặp đi lặp lại các khớp cổ tay khiến chúng bị uốn cong quá mức trong khi các bà mẹ cho con bú dẫn đến triệu chứng của hội chứng ống cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn. Một hội chứng tương tự được gọi là viêm gân de Quervain's đã được ghi nhận ở những bà mẹ có con được khoảng 6 đến 12 tháng tuổi do phải bế em bé hàng ngày trong điều kiện cân nặng của bé ngày càng tăng.

Dinh dưỡng và chế độ ăn cho trẻ sau cai sữa
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay chỉ thuyên giảm ở giai đoạn trẻ cai sữa

2. Điều trị hội chứng ống cổ tay

Lời khuyên dành cho các bà mẹ cho con bú mắc hội chứng ống cổ tay là cần chú ý đến vị trí tương đối của tay. Các bà mẹ hoàn toàn có thể tìm cách bế hoặc ẵm trẻ mà không làm cổ tay bị cong quá mức. Sử dụng những chiếc gối ngủ hoặc chăn trong khi cho con bú đều có thể cho phép người mẹ bế bé một cách thoải mái và không ảnh hưởng quá nhiều đến cổ tay. Ngoài ra sử dụng một chiếc địu cũng là phương pháp hiệu quả cần được nhắc đến.

Cho bé bú nằm, tiếp tục chú ý đến vị trí của cổ tay. Nếu hội chứng ống cổ tay biểu hiện năng, cần sử dụng một chiếc kẹp cổ tay được thiết kế đặc biệt để giữ cổ tay ở vị trí cố định trong khi vẫn đang cho bé bú. Một số phương pháp điều trị được chứng minh là hiệu quả cho hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Để cổ tay được nghỉ ngơi, tránh thực hiện các hoạt động làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh.
  • Áp dụng các bài tập kéo dài, tăng cường kết hợp mát xa cổ tay.
  • Sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen.
  • Sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị suy tim rất phổ biến
Thuốc lới tiểu được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay

  • Tiêm steroid (phương pháp này an toàn đối với những bà mẹ đang cho con bú).
  • Bổ sung vitamin B6
  • Tập một số bài tập yoga và các bài tập thư giãn khác
  • Châm cứu

Một số bác sĩ có thể đưa ra đề nghị điều trị bằng các thuốc kháng viêm NSAIDs hoặc tiêm cortisone tại chỗ để giúp giảm hiện tượng viêm của các gân trong ống cổ tay và các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như vitamin B, nivalin, nucleo CMP.

Một số trường hợp vẫn sử dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả thì cần có sự can thiệp y khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đứt mạch máu giữ gân gấp nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, tới cánh tay và vào tay của bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân cần trao đổi, thảo luận trước với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của họ khi kiểm tra sau sinh sáu tuần. Ngoài ra, vẫn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau và tê làm cản trở giấc ngủ hoặc thói quen hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt lưu ý, bạn không được tùy ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Việc chăm sóc trẻ trong thời gian sau sinh cần cũng phải lưu ý. Các bà mẹ nên sử dụng gối ngủ, gối cho con bú đặc biệt, chăn gấp,...để mẹ giữ bé mà cổ tay không bị uốn cong quá mức trong thời gian dài.

Gối ngủ cho trẻ
Sử dụng gối ngủ cho trẻ là một cách giúp mẹ giảm áp lực lên ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay không phải hội chứng hiếm gặp ở những bà mẹ sau sinh, thậm chí cả trong thời kỳ mang thai. Hội chứng ống cổ tay tuy không nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khiến các sản phụ khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Do liên quan đến dây thần kinh và các mạch máu nên triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường trở nên nghiêm trọng nếu các bà mẹ thường xuyên phải gập cổ tay trong quá trình cho con bú. Việc điều trị hội chứng ống cổ tay chủ yếu yêu cầu các sản phụ cần để cổ tay được nghỉ ngơi, thậm chí cần nẹp cố định cổ tay. Thuốc điều trị hội chứng là đa phần là các thuốc chống viêm và các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như vitamin B6, Nivalin....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, kellymom.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan