Những biểu hiện của thiếu chất dinh dưỡng

Khi cơ thể phát ra các tín hiệu như khô miệng nứt lưỡi, thị lực suy giảm, miệng nứt nẻ, lợi chảy máu... thì đó là lúc cần phải bổ sung một số dưỡng chất nào đó.

Quáng gà - Có thể do thiếu hụt vitamin A

Tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A có nguồn gốc thực vật và động vật là cà rốt và gan lợn. Cần chú ý cà rốt đã được chế biến thành món ăn với dầu thực vật giúp cơ thể hấp thụ vitamin A tốt hơn cà rốt sống.

Các nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu có lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, cà rốt, ớt, cà chua, cam quýt...


Viêm nứt lưỡi, sưng mọng lưỡi, chốc mép - Có thể do thiếu các vitamin nhóm B

Vo gạo quá kỹ, hoặc ăn chay trong thời gian dài mà không có nguồn bổ sung khác dễ gây thiếu hụt vitamin nhóm B. Do đó, cần chú ý kết hợp bổ sung vitamin nhóm B cho phù hợp với chế độ ăn.

Vitamin B1 có hàm lượng khác nhau trong từng loại thực phẩm. Gan động vật, lòng đỏ trứng gà, các chế phẩm từ sữa...chứa hàm lượng vitamin B1 phong phú. Do đó, nên ăn 2-3 gram gan lợn mỗi tuần, mỗi ngày 1 quả trứng hoặc 250 ml sữa.
Vitamin B3 chủ yếu có trong gan lợn, gan gà...

Chảy máu lợi có thể do thiếu hụt vitamin C

Vitamin C là loại vitamin rất dễ bị thiếu hụt. Do đó mỗi ngày cần nạp nhiều rau quả tươi cho cơ thể. Khoảng 500g rau quả và 2-3 trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, nên kết hợp cách chế biến món ăn giữa xào nấu và trộn ở dạng sa-lát.
Các nguồn cung cấp vitamin C có: rau chân vịt, cà chua, cam quýt, ớt...

Giảm vị giác có thể do thiếu hụt kẽm

Mỗi ngày cần đảm bảo 3 gram thịt nạc, 1 quả trứng, 250ml sữa. Đồng thời mỗi tuần ăn 2-3 lần cá biển để tăng nguyên tố vi lượng kẽm.

Theo Dân trí

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe