Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Nhiễm trùng ối là một trong những bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng, thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
1. Vai trò của nước ối với thai nhi
Khi phụ nữ mang thai, thai nhi sẽ được bọc chung quanh một lớp chất lỏng trong suốt được gọi là nước ối. Nước ối giúp bảo vệ vững chắc cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai của người mẹ và có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, đồng thời tránh chèn ép quá mức ảnh hưởng đến sự cung cấp máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn.
2. Nhiễm trùng ối là gì? Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng ối
Sau 12 ngày thụ thai, nước ối bắt đầu được hình. Trong quá trình mang thai nếu quan sát thấy nước ối của người mẹ chuyển sang màu xanh đục và có lẫn mủ, mùi hôi tức là rất có khả năng người mẹ đã bị nhiễm trùng ối trong tử cung.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối trong giai đoạn mang thai. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ trước hoặc trong quá trình mang thai của người mẹ.
Nếu hiện tượng này có từ trước khi mang thai, thì có thể là do người mẹ có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến viêm nhiễm, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli (đặc biệt là vi khuẩn nhóm B) xâm nhập vào cơ thể.
Nên khi có thai, những vi khuẩn này càng có điều kiện bám vào sâu bên trong và tồn tại dài lâu hơn. Nếu không được điều trị dứt điểm đúng cách vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập gây viêm màng ối khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.
Bé sinh trong tình trạng vỡ ối non, nhiễm trùng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhiễm trùng ối còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả người mẹ
3. Dấu hiệu nhận biết sớm nhiễm trùng ối
Để biết được là liệu mình có bị nhiễm trùng màng ối không, người mẹ nên thường xuyên quan sát vùng kín của mình. Khi thấy xuất hiện vết nước lạ chảy ra từ âm đạo thì hãy kiểm tra xem nó có màu gì, mùi gì.
Nếu nước có màu xanh đục kèm theo mùi hôi hoặc lẫn với mủ thì khả năng cao là mẹ đã bị nhiễm trùng màng ối chứ không phải là những hiện tượng thông thường, mẹ bầu không nên quá chủ quan.
Trong trường hợp mẹ bầu không chắc chắn được đó là nước ối hay nước tiểu, thì có thể sử dụng quỳ tím để kiểm tra. Bằng cách nhúng quỳ tím vào vết nước, đợi khô một chút rồi đem so màu giấy quỳ với bảng mức độ đổi màu. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh sẫm chứng tỏ đó là nước ối. Còn nếu là nước tiểu thì sẽ không làm giấy quỳ chuyển màu.
Ngoài ra khi bị nhiễm trùng ối, người mẹ còn có những triệu chứng dễ nhận thấy như: Sốt cao kèm theo là tử cung đau và mềm; nhịp tim của mẹ và thai nhi đập nhiều hơn thường ngày; khi quan sát âm đạo thấy hiện tượng dịch ối bị rỉ và có mùi hôi rất khó chịu kèm theo mủ, dịch tiết âm đạo cũng có mùi rất khó chịu...
4. Chẩn đoán nhiễm trùng ối
Dấu hiệu để nhận biết thì tương đối dễ, song việc chẩn đoán nhiễm trùng ối lại khá phức tạp. Bởi, thực tế thì không có bất kỳ xét nghiệm nào đơn giản có thể xác định được là người mẹ có bị nhiễm trùng ối hay không.
Hầu hết, bác sĩ sẽ chuẩn đoán hiện tượng này dựa vào những triệu chứng của người mẹ như: sốt, việc tăng nhịp tim của cả mẹ lẫn thai nhi. Trong trường hợp nặng hơn, nhiễm trùng ối sẽ khiến người mẹ có những triệu chứng như đau tử cung, dịch ối có mùi hôi, chuyển màu xanh.
Việc xét nghiệm để chẩn đoán hiện tượng nhiễm trùng ối ở người mẹ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là đối với những người mẹ sắp đến thời kỳ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có hiện tượng chuyển dạ sớm thì có thể tiến hành chọc ối để xét nghiệm. Nếu dịch ối có nồng độ Glucose thấp, nồng độ bạch cầu và nồng độ vi khuẩn cao. XN máu có biểu hiệ nhiểm trùng thì khẳng định là người mẹ đã bị nhiễm trùng ối khi mang thai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.